• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thẩm mỹ an toàn

Mỹ phẩm thuần chay, trang điểm không độc hại, bạn có thuộc về chúng?

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
31/05/2024 22:30 GMT+7

Các tín đồ làm đẹp và tiêu dùng thời trang ngày nay phải đối mặt với vấn đề văn hóa và đạo đức thời trang. Sản phẩm làm đẹp truyền thống và mỹ phẩm thuần chay, trang điểm không độc hại đôi lúc khiến họ giằng co giữa việc chăm sóc bản thân và 'nhiệm vụ' cứu lấy hành tinh.

Mỹ phẩm thuần chay và trang điểm không độc hại, 2 có phải là 1?

Mỹ phẩm thuần chay phân loại các sản phẩm không chứa bất kỳ nguồn gốc động vật nào (như gelatine, cholesterin hoặc collagen) hoặc các sản phẩm phụ từ động vật (như mật ong, sáp ong hoặc sữa). Nhiều người cho rằng thuần chay còn có nghĩa sản phẩm là những chất chưa được thử nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, thực tế thì thuật ngữ "thuần chay" không được pháp luật quy định. Chúng chỉ được hiểu và thường được sử dụng nhiều hơn khi các sản phẩm không chứa bất kỳ chất có nguồn gốc động vật nào. Vậy nên tất nhiên, điều này không có nghĩa là chúng chưa được thử nghiệm trên động vật. Một sản phẩm thuần chay không phải lúc nào cũng không độc hại. Một số sản phẩm có thể được dán nhãn là không độc hại nhưng không phải thuần chay vì có thể chứa các thành phần có nguồn gốc từ động vật. 

Mỹ phẩm thuần chay, trang điểm không độc hại, bạn có  thuộc về chúng?- Ảnh 1.

Đồ trang điểm không độc hại không được thử nghiệm trên động vật, đảm bảo rằng không có động vật nào bị tổn hại trong quá trình sản xuất đồ trang điểm.Trang điểm không độc hại thường là thuần chay. Một số ít thì không - nghĩa là nó có thành phần động vật như sáp ong, lanolin và collagen. Trang điểm không độc hại thường được làm bằng các thành phần tự nhiên, bền vững, tốt hơn cho môi trường

SLOWNORTH

Mỹ phẩm thuần chay, trang điểm không độc hại, bạn có  thuộc về chúng?- Ảnh 2.

Trang điểm không độc hại là sự lựa chọn cho những ai muốn mua hàng có đạo đức vì nó thân thiện với cả động vật và môi trường. Bằng cách chọn các sản phẩm có logo Leaping Bunny hoặc PETA, bạn có thể đảm bảo rằng lớp trang điểm của mình thực sự an toàn cho cả bạn lẫn môi trường, động vật

SLOWNORTH

Trang điểm không độc hại là bất kỳ sản phẩm trang điểm nào chưa được thử nghiệm trên động vật. Hầu hết chúng cũng được xem là đồ trang điểm thuần chay vì nó không chứa bất kỳ thành phần nào có nguồn gốc động vật. Mỹ phẩm sạch (không độc hại) không chứa paraben và các hóa chất khắc nghiệt khác, an toàn cho môi trường (lẫn con người).

Để xác định xem một sản phẩm thuần chay, có thực sự không độc hại hay không, bạn phải luôn tìm biểu tượng Leaping Bunny hoặc biểu tượng PETA trên bao bì và phải đọc kỹ danh sách thành phần. Những logo này biểu thị rằng sản phẩm đã được chứng nhận sạch - không độc hại hoặc thuần chay. 

Mỹ phẩm thuần chay, trang điểm không độc hại, bạn có  thuộc về chúng?- Ảnh 3.

Thông thường, để nhận biết các sản phẩm và/ hoặc toàn bộ thương hiệu đều có chứng nhận xác nhận thực tế rằng chúng là thuần chay, chẳng hạn như con dấu phê duyệt của Hiệp hội Thuần chay. Thông qua thông tin trên nhãn là cách đảm bảo rằng sản phẩm thực sự không chứa chất độc hại

SLOWNORTH

Mỹ phẩm thuần chay, trang điểm không độc hại, bạn có  thuộc về chúng?- Ảnh 4.

Trang điểm không độc hại thường có giá cả cao hơn so với trang điểm truyền thống. Trang điểm không độc hại cho hiệu quả nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng tương đương nhưng về hiệu ứng mỹ thuật (phục vụ phong cách trang điểm nghệ thuật) thì chúng cùng các sản phẩm thuần chay không đáp ứng tốt như dòng sản phẩm truyền thống

SLOWNORTH

Người tiêu dùng chọn chăm sóc bản thân hay cứu lấy hành tinh?

Những năm gần đây, mỹ phẩm thuần chay và khái niệm trang điểm không độc hại nở rộ trong ngành làm đẹp, như thước đo tiêu chuẩn về cái đẹp và tính nhân văn (văn hóa tiêu dùng). Nhiều nguồn thông tin xung quanh mỹ phẩm thuần chay hoặc các sản phẩm trang điểm không độc hại có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Điều đó khiến việc lựa chọn mỹ phẩm trở nên khó khăn. Điều này có thể xuất phát từ sự hiểu biết hạn chế về các tiêu chuẩn mỹ phẩm sạch, thuần chay, cũng như sự nhầm lẫn về các sản phẩm được dán nhãn "không độc hại" và "tự nhiên" so với mỹ phẩm thuần chay thực sự.

Việc chọn một sản phẩm thuần chay không nên tự động được hiểu là thân thiện với môi trường. Ngược lại, một mỹ phẩm thuần chay không có nghĩa là nó không có thành phần, yếu tố gây hại cho sức khỏe của con người. Nhưng dù như thế nào thì mỹ phẩm thuần chay (các ưu điểm của nó) và trang điểm không độc hại hiện đang được xem là xu hướng của tương lai. (Forbes cho rằng thị trường làm đẹp sạch, thuần chay dự kiến sẽ đạt 21,4 tỷ USD vào năm 2027). Bởi vậy mà lập trường chống lại việc thử nghiệm trên động vật và chọn những sản phẩm làm đẹp an toàn tuyệt đối cho con người không chỉ quan trọng đối với động vật, môi trường mà còn cả đối với con người. Đây cũng là một cách tích cực để đưa ra quyết định sáng suốt khi nói đến thói quen làm đẹp của mỗi người.




Top
Top