Nếu sự đề cử này được Thượng viện thông qua, chính sách đối ngoại của Mỹ nhiều khả năng thay đổi theo 3 hướng.
Thứ nhất, ảnh hưởng của Nhà Trắng đối với chính sách đối ngoại sẽ mạnh mẽ hơn hiện nay, bởi ông Pompeo được cho là rất “trung thành” với Tổng thống Trump. Chủ nhân Nhà Trắng cũng đã dần tiếp cận nhiều hơn về chính sách đối ngoại nên sẽ thể hiện quan điểm cá nhân mạnh mẽ hơn nữa.
Thứ hai, ông Pompeo lâu nay tỏ ra “diều hâu” hơn ông Tillerson nên nếu ông làm ngoại trưởng thì quá trình đối thoại với CHDCND Triều Tiên có thể gặp thử thách hơn. Thứ ba, cũng vì quan điểm “diều hâu” nên ông Pompeo có thể sẽ thể hiện một nước Mỹ cứng rắn hơn để khẳng định vị thế siêu cường.
Hiện nay Washington đang ưu tiên quá nhiều vào vấn đề bán đảo Triều Tiên. Chính vì thế, nếu ông Pompeo làm ngoại trưởng thì mọi thứ có thể khác rất nhiều khi ông sẽ có lập trường mạnh mẽ để bảo vệ toàn diện lợi ích của Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế như Biển Đông, Iran... Đặc biệt, nếu sau khi nhậm chức, ông Pompeo đổi người khác để thay bà Susan Thorton nắm vị trí trợ lý ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, thì chính sách của Nhà Trắng đối với khu vực này sẽ thay đổi lớn.
Bình luận (0)