Đó là khẳng định do Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Bonnie Jenkins đưa ra trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây với Kyodo News, vài ngày sau khi Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh ra tuyên bố chung hiếm hoi nhấn mạnh cần tránh cuộc chiến tranh liên quan vũ khí hạt nhân và những vũ khí như thế chỉ nên phục vụ mục đích phòng vệ và răn đe hành động gây hấn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc đối thoại trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16.11.2021 |
AFP |
Năm quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nói trên là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, được gọi là “P5”. Năm cường quốc hạt nhân đưa ra tuyên bố chung trong bối cảnh cuộc đối đầu Mỹ-Trung leo thang trong mấy năm qua và Trung Quốc dường như mở rộng kho vũ khí hạt nhân để gia tăng khả năng răn đe hạt nhân và ảnh hưởng chính trị.
Theo Kyodo News, Mỹ năm nay giữ chức chủ tịch “P5 Process”, một diễn đàn đối thoại được thành lập vào năm 2009 để thực hiện các cuộc thảo luận trong 5 cường quốc hạt nhân về những vấn đề lớn. Trong khuôn khổ "P5 Process", P5 đã có cuộc thảo luận chính sách định kỳ để hiểu rõ nhau hơn và tìm ra các mục tiêu chính sách liên quan việc giảm nguy cơ hạt nhân.
Mỹ diễn tập thả vũ khí hạt nhân cách biên giới Nga 20 km |
“Một trong những việc chúng tôi đang làm trong P5 là xem xét các vấn đề về giảm rủi ro. Đó là một cơ hội và chúng tôi hy vọng làm thêm nữa khi Mỹ giữ chức chủ tịch của P5 (Process). Chúng tôi muốn tiếp tục xem xét các vấn đề giảm rủi ro”, bà Jenkins cho hay. Bà cho biết thêm dù đã có vài cuộc đối thoại với Trung Quốc trong khuôn khổ P5, nhưng Mỹ vẫn muốn đối thoại song phương với Trung Quốc, theo Kyodo News.
Bình luận (0)