Mỹ theo chân Nga thám hiểm Bắc Cực

31/08/2015 14:30 GMT+7

(TNO) Mỹ sẽ theo gót Nga để thám hiểm vùng Bắc Cực và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đưa ra thông điệp này trong ngày hôm nay 31.8, tờ New York Times cho hay.

(TNO) Mỹ sẽ theo gót Nga để thám hiểm vùng Bắc Cực và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đưa ra thông điệp này trong ngày hôm nay 31.8, tờ New York Times cho hay.

Ba con gấu tiếp cận tàu USS Honolulu - Ảnh: Hải quân MỹBa con gấu tiếp cận tàu USS Honolulu - Ảnh: Hải quân Mỹ
Tờ báo cho biết, Tổng thống Obama, cũng là tổng thống tại vị đầu tiên của Mỹ sẽ đến vùng Alaska, cực bắc của lãnh thổ Mỹ. Tại đây, ông sẽ gửi thông điệp về môi trường, kêu gọi nghiên cứu, thăm dò Bắc Cực.
Theo New York Times, Bắc Cực là một trong những vùng đất còn sót lại của trái đất chưa được khám phá và dường như mới chỉ có người Nga "thống trị" ở đây.
“Chúng ta đã từ lâu đã nói đến việc thiếu khả năng để hiện diện đúng nghĩa lâu dài ở Bắc Cực”, đô đốc Paul F. Zukunft, Chỉ huy Tuần duyên Mỹ phát biểu với New York Times với hàm ý Mỹ chưa thực sự đầu tư cho việc thám hiểm và nghiên cứu Bắc Cực như các quốc gia khác, nhất là Nga.
Theo các nhà phân tích Mỹ, Washington không chỉ kém trong nghiên cứu vùng đất lạnh giá Bắc Cực mà còn thua khá xa so với sự phát triển và sự hiểu biết của Moscow trên vùng đất này. Trong cuộc Chiến tranh Lạnh ở vùng Bắc Cực, người Nga đang là bậc thầy của  người Mỹ.
Nga đã xây dựng được nhiều cảng nước sâu ở vùng Bắc Cực và có một đội phá băng có thể làm việc trong điều kiện nhiệt độ cực kỳ thấp. Tổng cộng Moscow có đội 40 tàu các loại có thể làm việc ở Bắc Cực, trong khi Washington có 5 chiếc, nhưng chỉ có 2 chiếc là tàu phá băng. Theo Sputnik, những con tàu này của Mỹ cũng chỉ dùng để đi “tham quan”.
Nga tăng cường hiện diện quân sự ở vùng đất lạnh giá này và đang xây dựng 10 trạm nghiên cứu và cứu hộ dọc biên giới ở cực bắc Nga.
Đầu năm 2015, quân đội Nga đã tiến hành tập trận quy mô lớn ở Bắc Cực, huy động tới 38.000 binh sĩ và hơn 50 tàu nổi, tàu ngầm và 110 máy bay.
Hồi đầu tháng 8.2015, Nga nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc xin công nhận chủ quyền đối với 1,2 triệu km2 thềm lục địa ở Bắc Cực, theo BBC. Tuy nhiên, tất cả các nước khác nằm cạnh Bắc Cực bao gồm Na Uy, Đan Mạch, Canada và Mỹ - đều phản đối và bác đơn đòi chủ quyền Bắc Cực của Moscow.
“Mỹ chưa thực sự cân bằng được cuộc chinh phục Bắc Cực với Nga”, đô đốc Zukunft nhận định với New York Times.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.