Tại hội thảo Đưa nghệ thuật vào không gian sống diễn ra ở Hà Nội ngày 4.9, chuyên gia Hàn Quốc cho rằng điện thoại di động cũng giúp đưa mỹ thuật vào không gian sống, nâng cao chất lượng sống.
Một mảng tường tại sân chơi dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội - Ảnh: BTC cung cấp
|
Hội thảo do Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation), Chương trình Định cư con người Liên Hiệp Quốc (UN-Habitat) và Diễn đàn Đô thị VN (VUF) phối hợp tổ chức.
Những chiếc điện thoại trong dự án nghệ thuật
|
TS Cho Kwan-young, Tổng biên tập Tạp chí Đàm luận mỹ thuật, kể về dự án mỹ thuật tại Làng tranh đá Jeongseon ở Gangwon do ông làm giám đốc năm 2013. Làng kề sát động Hwaam, suối Long Mã và tảng đá rùa. Đó là nhiều trong số tám điểm đến trứ danh được coi là “Hwaam bát cảnh”. “Chúng tôi tổ chức các dự án nhỏ trong làng thông qua trải nghiệm của người dân. Nó cho thấy hình bóng quá khứ người dân nơi đây cũng như 8 cảnh đẹp xung quanh, tạo cái nhìn mới về ngôi làng”, ông Cho nói.
Dự án mỹ thuật này lập ra những bản đồ toàn cảnh giúp khách tham quan định vị điểm nhấn của làng. Tường làng được phủ lại bằng những bức vẽ mang âm hưởng tranh dân gian. Nhà thờ cũ trở thành bảo tàng lịch sử của chính ngôi làng đó...
“Ở Hàn Quốc, chúng tôi cũng có những di tích đường hầm giống các bạn. Vì thế, các bạn có thể thực hiện những dự án mỹ thuật cộng đồng, đưa nghệ thuật vào không gian sống như chúng tôi. Như địa đạo Kỳ Anh, Tam Kỳ, Quảng Nam chẳng hạn, các bạn có thể sử dụng những chứng tích chiến tranh để tạo ra các tác phẩm có giá trị. Ở đó còn có làng cói Thạch Tân, hồ cá. Ta có thể dùng mỹ thuật cộng đồng để phát triển du lịch sinh thái”, GS-TS Kim Kwi-gon nói.
Trang trí buồng điện thoại công cộng tại Hàn Quốc
Sân chơi gần gũi người dân
Theo GS-TS Kim Kwi-gon, dự án điện thoại không quá tốn kém thời gian cũng như tiền bạc. Dự án làng đá, theo TS Cho Kwan-young cũng vậy. Tuy nhiên, các dự án mỹ thuật, phát triển bền vững này lại rất cần tầm nhìn. “Quan trọng là phải hoạch định chính sách, có chuyên gia để hoạch định kế hoạch. Một tác phẩm cộng đồng phải đúng ý họ và phải bền vững qua thời gian”, TS Cho chia sẻ.
“Khi một chuyên gia Mỹ sang Hà Nội, bà đã rất muốn xây dựng tặng trẻ em một sân chơi. Bà thấy trẻ ra chơi ở hồ Gươm vì không có chỗ. Các em leo lên tháp Bút là nơi có nhiều đá nhọn, rất nguy hiểm”, KTS Chu Kim Đức nói. Thậm chí, dự án đã được thành lập - một con rùa có đường kính 5 m với 4 đường cầu trượt. Dự án cũng muốn đặt chú rùa này ở đoạn hồ sát phố Hàng Khay - nơi chưa có điểm nhấn mỹ thuật gì, song đã không thành sau nhiều lần vận động của chuyên gia.
Điều may mắn là vẫn còn những người trẻ muốn làm không gian cho cộng đồng như Chu Kim Đức và bạn cô - anh Nguyễn Tiêu Quốc Đạt. Họ đang cùng điều hành nhóm Think Playgrounds, xây dựng sân chơi miễn phí cho trẻ em trong thành phố.
Tạo hình dự án lôi kéo khách du lịch tham quan động Hwaam đến làng tranh đá Jeongseon ở Gangwon (Hàn Quốc)
Một trong số không gian đó là sân chơi tập thể Bộ Thủy sản, Ngọc Khánh, Hà Nội. Một quán phở lấn chiếm đã bị dẹp đi để dành chỗ cho người chơi. Chi phí được tổ dân phố đóng góp một nửa. Tổ chức phi chính phủ Health Bridge tài trợ một nửa và người thực hiện tình nguyện. Những sân chơi do nhóm của cô thực hiện chủ yếu có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng trăm mét vuông, tại các khu dân cư. Tuy nhỏ, chúng lại rất gần gũi với người dân. “Những vườn hoa, các không gian tại khu tập thể rất thích hợp với những dự án như thế này”, anh Quốc Đạt chia sẻ.
Tại sân chơi tập thể D2B Phương Mai, Hà Nội, người dân đã dành một chỗ đỗ xe làm sân chơi. Một phần đất của vườn rau Tuệ Viên, Cự Khối, Long Biên được dành làm sân chơi, mở cửa tự do cho trẻ em. Sân chơi xã An Hải, Lý Sơn được xây dựng và hoàn thành trong vòng 4 ngày, biến khu đất hoang đổ rác thành sân chơi cho trẻ.
Bình luận (0)