Thỏa thuận trên đã được ký kết trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Washington theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump từ ngày 25.6.
Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự lên tiếng cáo buộc phía Lockheed đang biến Ấn Độ thành bãi đáp cho chiến đấu cơ đã lỗi thời.
Thỏa thuận ra sao?
Ấn Độ sẽ có thể “sản xuất, vận hành và xuất khẩu dòng chiến đấu cơ đa nhiệm F-16 Block 70”, theo tuyên bố chung trên website của Lockheed Martin.
“F-16 Block 70, phiên bản sản xuất kế tiếp của dòng máy bay chiến đấu Mỹ, sẽ là phiên bản F-16 duy nhất được ra lò trong thời gian tới. Vì vậy, Ấn Độ sẽ trở thành công xưởng tương lai của dòng máy bay này trên toàn thế giới”, theo Đài BBC dẫn thông tin từ Lockheed Martin.
|
Đối với nhiều người, thỏa thuận mới được xem là cú thúc cho nỗ lực “Made in India” do Thủ tướng Modi khởi xướng.
Lockheed và Tata dự kiến sẽ giành chiến thắng trong cuộc đấu thầu chính thức trước khi khởi động quy trình sản xuất chung.
tin liên quan
Chủ bài mới của không quân Ấn ĐộNhu cầu từ Ấn Độ
Ấn Độ cần thay thế hơn 200 chiếc MiG già cỗi đã quá hạn sử dụng từ lâu, theo giới chuyên gia.
Các dòng MiG do Nga cung cấp đang đối mặt với chỉ trích lâu nay vì gặp trục trặc khi bay, cũng như nhiều vụ rơi máy bay làm tổn thất hàng loạt phi công Ấn Độ.
Phía Nga đổ lỗi cho chính quyền New Delhi đã không đảm bảo khâu bảo trì, đẩy các chiến đấu cơ vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả.
|
Trong nỗ lực đa dạng hóa sự lựa chọn, Ấn Độ quyết định chuyển sang mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và kế đến là F-16 của Mỹ.
Tranh cãi về F-16
Tuy nhiên, một số các nhà phân tích ở Ấn Độ đang nêu lên câu hỏi liệu Tata Group có phải là con cờ để Lockheed Martin trút gánh nặng công nghệ cũ cho Ấn Độ.
“Ấn Độ trở thành bãi rác cho hệ thống vũ khí lỗi thời?” theo dòng tweet trên tài khoản Twitter của chuyên gia quân sự Brahma Chellaney.
tin liên quan
Tiêm kích F-16 rơi tại MỹChuyên gia về mảng quốc phòng Rahul Bedi tỏ ý đồng tình với ý kiến của ông Chellaney.
“Dòng F-16 được phát triển vào thập niên 1970 đã đạt đến ngưỡng cực hạn của hiện đại hóa. Không quân Mỹ đang loại bỏ dần các chiến đấu cơ này trong những tháng tới bằng F-35 tối tân hơn”, theo Đài BBC dẫn lời ông Bedi.
Bên cạnh đó, các nhà quan sát cũng lo ngại về lịch trình sản xuất F-16, cho rằng có thể mất cả thập niên trước khi có được một chiếc F-16 “Made in India”.
Bình luận (0)