Nhưng rõ nét hơn thế rất nhiều là sự khác biệt quan điểm giữa chính quyền mới ở Mỹ và các đồng minh, đối tác chiến lược của Mỹ ở châu Âu về phương cách xử lý những vấn đề chính trị và an ninh thời sự của thế giới cho dù cả hai phía vẫn đề cao sự ràng buộc số phận vào nhau trong NATO.
Thực chất Mỹ và các đồng minh ở châu Âu hiện tại chẳng khác nào đồng sàng dị mộng, giống như vẫn ở trên cùng một con thuyền nhưng muốn đi về hướng khác nhau và không cùng nhịp chèo.
Ông Trump và chính quyền mới coi việc đảo ngược những gì được gây dựng suốt nhiều thập niên qua trong quan hệ và hợp tác với các đồng minh là chuyện bình thường, đơn giản như câu “tân quan, tân chính sách” thì điều ấy lại là chuyện tày đình đối với các đồng minh ở châu Âu. Vì thế nên các đối tác này dẫu không muốn thì cũng vẫn buộc phải nhận thức rằng phải tự thân vận động và dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ thì mới dẹp bỏ được hoàn toàn nguy cơ bị khống chế và dẫn dắt theo hướng trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích riêng của Mỹ.
Các đồng minh và đối tác này giờ phải quyết định lựa chọn theo Mỹ dùng sức mạnh quân sự, tức là tăng cường và chạy đua vũ trang, để đảm bảo an ninh hay đi theo đường lối riêng là tăng cường hợp tác, sử dụng các thiết chế và cơ chế đa phương, ưu tiên cho phòng ngừa xung đột chứ không phải cho xử lý xung đột bằng quân sự. Giữa các đối tác này, biểu hiện bề ngoài không đúng với thực chất bên trong.
tin liên quan
Hội nghị bộ trưởng quốc phòng NATO: Bất đồng và bế tắcHội nghị vừa rồi của bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO là cuộc tiếp xúc trực tiếp lần đầu tiên giữa NATO và đại diện chính quyền mới ở Mỹ.
Bình luận (0)