Thông thường, một ngày có 86.400 giây. Tuy nhiên, ngày 31.12.2016 sẽ có 86.401 giây. Giây bổ sung, hay còn gọi là giây nhuận, nhằm điều chỉnh sự khác biệt giữa đồng hồ nguyên tử vô cùng chính xác do con người tạo ra với tốc độ quay tự nhiên của trái đất, vốn ít ổn định hơn.
Trong khi đồng hồ nguyên tử định nghĩa một giây hết sức cứng nhắc và chính xác, giây dựa trên vòng xoay của địa cầu lại hơi dao động do ảnh hưởng của lực hấp dẫn mặt trăng tác động lên các đại dương của hành tinh xanh. Kết quả là việc duy trì hai hệ thống tính giờ lệch nhau khoảng 0,9 giây cần phải thêm 1 giây nữa trong năm để giúp chúng hoạt động đồng bộ.
tin liên quan
Người dân ùn ùn về quê ăn tết Tây, đường Sài Gòn kẹt cứngChiều 30.12, hàng nghìn người sống và làm việc trên địa bàn TP.HCM bắt đầu đi chơi, về quê nghỉ lễ Tết Dương lịch 2017, khiến nhiều tuyến đường ra vào sân bay, bến xe…xảy ra ùn ứ phương tiện.
Vào năm 1972, khái niệm giây nhuận (giống như năm nhuận) lần đầu tiên được giới thiệu nhằm xử lý sự khác biệt giữa chiều dài lý thuyết của ngày được quy định bằng đồng hồ nguyên tử (86.400 giây) và độ dài thời gian thực sự mà trái đất cần để hoàn tất một vòng xoay (khoảng 86.400,002 giây).
Các nhà khoa học phát hiện sự không nhất quán giữa hai độ dài thời gian đã khiến chúng lệch nhau đến 10 giây vào năm 1972. Để triệt tiêu khoảng cách này, họ đã thêm 10 giây vào năm đó. Kể từ năm 1972, cứ mỗi 500 - 750 ngày lại xuất hiện một giây chênh nhau.
Bình luận (0)