Nấm da là bệnh rất hay lây, trực tiếp hoặc gián tiếp, thường xuất hiện ở kẽ ngón tay - chân, lòng ngực, lưng, da đầu, những vùng da xếp, niêm mạc, móng tay hoặc hệ tiêu hóa. Nguyên nhân chính là do mồ hôi, ẩm thấm kéo dài, vệ sinh kém, sử dụng xà bông không phù hợp, vết thương da không được chăm sóc tốt hoặc sử dụng thuốc điều trị kháng sinh dẫn đến giảm kháng thể.
Biểu hiện thường thấy của nấm da là ngứa ngáy và tấy đỏ, đau nhức và bỏng rát, da có những đốm trở thành màu trắng và sau đó là bong tróc, nứt nẻ. Để ngăn ngừa nấm da hiệu quả, trước hết nên chọn những trang phục có độ hút ẩm và mồ hôi cao, làm thông thoáng giày và vớ mỗi ngày, làm khô cơ thể đúng cách sau khi tắm, hằng ngày vệ sinh da kỹ lưỡng với những sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Những đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm cao là những người có vùng da viêm nhiễm, trầy xước lâu ngày, bệnh nhân tiểu đường, những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Đây là một bệnh da liễu dai dẳng nhưng dễ chữa lành và cần sự kiên trì. Ngoài các loại thuốc được chỉ định, bạn có thể thay đổi một chút về chế độ ăn. Theo tạp chí Santé thì chế độ ăn này phải kéo dài ít nhất từ 5-7 ngày và trong thời gian này nên tạm ngưng các loại thuốc kháng sinh, có chứa corticosteroid và viên ngừa thai.
Bạn cần loại bỏ đường dưới mọi hình thức: trái cây khô, nước ép trái cây, rượu bia, bột, mật ong, mứt... Hạn chế các loại thịt nguội, cà phê, trà đen, thực phẩm có gluten, có giấm, chế phẩm từ sữa, thực phẩm lên men. Hãy tận hưởng tỏi và lô hội (nha đam), dưới mọi hình thức.
M.Quân
>> Ăn giúp tăng sức sống cho làn da
>> Làn da và sức khỏe
>> Ăn để trẻ hóa làn da
Bình luận (0)