Với việc đáp tàu robot lên sao chổi cách trái đất gần 500 triệu km, 2014 trở thành năm đột phá trong tham vọng thám hiểm vũ trụ của nhân loại.
Sứ mệnh Rosetta - Philae đứng đầu danh sách đột phá khoa học của năm - Ảnh: ESA
|
Dù cú đáp không được trơn tru cho lắm khi tàu thăm dò Philae nảy nhẹ trên bề mặt sao chổi, nhưng tầm quan trọng trong sứ mệnh táo bạo của châu Âu không hề bị lu mờ. Sự có mặt của nhân loại trên thiên thể lâu nay được liệt vào dạng bí ẩn nhất của hệ mặt trời được đánh giá là “thành tích số 1 trong lĩnh vực khoa học hành tinh, và hãn hữu mới diễn ra một lần”, theo Phó ban tin tức Robert Coontz của tạp chí uy tín Science. Tiếp theo sứ mệnh thành công, Philae càng gây ấn tượng hơn khi tuyên bố phát hiện các phân tử hữu cơ, tức những khối cấu thành thiết yếu nhất của sự sống, trên sao chổi.
Muốn được liệt vào dạng nghiên cứu đột phá, các dự án phải giải quyết được một vấn đề hoặc tìm ra câu trả lời cho một nghi vấn chưa được giải đáp lâu nay, hoặc là một điều gì đó mở ra cánh cửa cho một lĩnh vực hoàn toàn mới. Và rõ ràng là sứ mệnh Rosetta - Philae (rượt đuổi và đáp lên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko) thuộc về nhóm sau. Danh sách của Science tiếp tục với một loạt các nghiên cứu hé lộ những chi tiết mới về sự chuyển tiếp giữa khủng long với chim chóc, hay nói đúng hơn là sự khai sinh của loài chim trên thế giới. Kế đến là kỹ thuật có thể làm bệ phóng cho viễn cảnh trẻ hóa, sau khi các chuyên gia chứng minh có thể dùng máu của chuột trẻ loại bỏ dấu vết tuổi tác trên bộ não và cơ bắp của chuột già.
Cũng trong năm nay, thế giới chứng kiến những chuyển động mới trong ngành robot giúp hàng ngàn cỗ máy nhỏ hoạt động đồng bộ và tương hỗ nhau mà không cần con người can thiệp; cũng như sự ra đời của dòng chip máy tính bắt chước cấu trúc của bộ não người. Và lần đầu tiên, các nhà thám hiểm khám phá được nơi lưu giữ nghệ thuật hang động cổ xưa nhất, với niên đại lên đến 40.000 năm ở Indonesia. Về khía cạnh y học, có thể con người đã tìm ra chìa khóa để chữa trị bệnh tiểu đường, bằng tế bào gốc.
3 vị trí cuối lần lượt là kỹ thuật thao túng hoạt động thần kinh bằng chùm tia ánh sáng, giúp xóa ký ức ở chuột; sự trỗi dậy của CubeSat, tức vệ tinh rẻ tiền với các cạnh 10 cm. Cuối cùng là việc bổ sung ký tự thông tin di truyền, từ A, T, G, C thêm 2 ký tự X và Y, hứa hẹn tạo ra các loài vi khuẩn mới chưa từng có trong lịch sử địa cầu.
Ở phía ngược lại, tạp chí của Mỹ đã liệt phản ứng của con người trước bệnh dịch chết người Ebola là “thất bại của năm”. “Dịch bệnh Ebola lần này là đợt bùng phát tồi tệ nhất từ trước đến nay và lẽ ra có thể được khống chế hiệu quả hơn”, theo ông Coontz.
Trong một cái kết khá lạc quan, tạp chí Science đã dự đoán một số lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn cho năm 2015, bao gồm liệu pháp miễn dịch kết hợp chống ung thư; những cuộc chạm trán đáng mong chờ trong hệ mặt trời, như sứ mệnh New Horizon của NASA bay lướt sao Diêm vương vào tháng 7; nghiên cứu về ảnh hưởng của sự tan băng Bắc cực với thời tiết ở cách đó hàng ngàn dặm; và khởi động lại cỗ máy gia tốc hạt Large Hadron Collider ở biên giới Thụy Sĩ - Pháp.
Muốn được liệt vào dạng nghiên cứu đột phá, các dự án phải giải quyết được một vấn đề hoặc tìm ra câu trả lời cho một nghi vấn chưa được giải đáp lâu nay, hoặc là một điều gì đó mở ra cánh cửa cho một lĩnh vực hoàn toàn mới. Và rõ ràng là sứ mệnh Rosetta - Philae (rượt đuổi và đáp lên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko) thuộc về nhóm sau. Danh sách của Science tiếp tục với một loạt các nghiên cứu hé lộ những chi tiết mới về sự chuyển tiếp giữa khủng long với chim chóc, hay nói đúng hơn là sự khai sinh của loài chim trên thế giới. Kế đến là kỹ thuật có thể làm bệ phóng cho viễn cảnh trẻ hóa, sau khi các chuyên gia chứng minh có thể dùng máu của chuột trẻ loại bỏ dấu vết tuổi tác trên bộ não và cơ bắp của chuột già.
Cũng trong năm nay, thế giới chứng kiến những chuyển động mới trong ngành robot giúp hàng ngàn cỗ máy nhỏ hoạt động đồng bộ và tương hỗ nhau mà không cần con người can thiệp; cũng như sự ra đời của dòng chip máy tính bắt chước cấu trúc của bộ não người. Và lần đầu tiên, các nhà thám hiểm khám phá được nơi lưu giữ nghệ thuật hang động cổ xưa nhất, với niên đại lên đến 40.000 năm ở Indonesia. Về khía cạnh y học, có thể con người đã tìm ra chìa khóa để chữa trị bệnh tiểu đường, bằng tế bào gốc.
3 vị trí cuối lần lượt là kỹ thuật thao túng hoạt động thần kinh bằng chùm tia ánh sáng, giúp xóa ký ức ở chuột; sự trỗi dậy của CubeSat, tức vệ tinh rẻ tiền với các cạnh 10 cm. Cuối cùng là việc bổ sung ký tự thông tin di truyền, từ A, T, G, C thêm 2 ký tự X và Y, hứa hẹn tạo ra các loài vi khuẩn mới chưa từng có trong lịch sử địa cầu.
Ở phía ngược lại, tạp chí của Mỹ đã liệt phản ứng của con người trước bệnh dịch chết người Ebola là “thất bại của năm”. “Dịch bệnh Ebola lần này là đợt bùng phát tồi tệ nhất từ trước đến nay và lẽ ra có thể được khống chế hiệu quả hơn”, theo ông Coontz.
Trong một cái kết khá lạc quan, tạp chí Science đã dự đoán một số lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn cho năm 2015, bao gồm liệu pháp miễn dịch kết hợp chống ung thư; những cuộc chạm trán đáng mong chờ trong hệ mặt trời, như sứ mệnh New Horizon của NASA bay lướt sao Diêm vương vào tháng 7; nghiên cứu về ảnh hưởng của sự tan băng Bắc cực với thời tiết ở cách đó hàng ngàn dặm; và khởi động lại cỗ máy gia tốc hạt Large Hadron Collider ở biên giới Thụy Sĩ - Pháp.
Bình luận (0)