Mycose là vi nấm tự nuôi mình bằng kératin (chất sừng) - protein nuôi dưỡng da và móng. Thường thì có thể phát hiện rõ ràng nhất là ngón chân cái, nhưng điều này không phải là các móng còn lại an toàn. Tác động của nấm làm thoái hóa móng: dày và bong tróc lên với nhiều chấm trắng trên bề mặt. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu như đang bị bệnh, tiểu đường... thì nấm cũng là mối lo lắng vì nó có thể tấn công sâu vào da.
Nguyên nhân lây nhiễm
Nấm mycose rất lây, không những từ ngón này sang ngón khác mà còn từ người này sang người khác trong những vùng ẩm ướt như hồ bơi, phòng thay quần áo công cộng, sân thể thao... Tổn thương liên tiếp vì giày, găng tay, mồ hôi tay chân, sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh, làm móng cắt da thường xuyên, những người già, do máu ít tưới đến các đầu chi, trong thời gian điều trị xạ trị hay hóa trị liệu.
Điều trị lâu dài nhưng rất cần thiết
Điểm quan trọng: chẩn đoán đúng. Vì nấm mycose có dạng rất giống các loại bệnh về móng khác nên chỉ có xét nghiệm lấy mẫu thì mới đánh giá đúng bệnh. Cần phải mất một tháng sau mới có kết quả. Nhưng phải bắt đầu điều trị ngay lúc đó với dung dịch sơn móng có chứa hoạt chất sát khuẩn, có kết hợp hay không với thuốc uống tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ. Thời gian điều trị tiếp theo thường không ngắn hơn từ 6-9 tháng (18 tháng cho móng chân), thời gian để hình thành một móng mới. Sau đó là duy trì để tránh tái nhiễm bằng cách kiểm tra thường xuyên và loại trừ tất cả tác nhân gây nhiễm.
Biện pháp ngăn ngừa
• Chọn giày vừa kích cỡ, chất liệu tự nhiên hút ẩm.
• Mang vớ chất liệu cotton.
• Lau khô các kẽ ngón chân và thoa phấn.
• Giày phải luôn hong thật khô trước khi sử dụng lại.
• Cắt ngắn móng chân để tránh cọ xát.
Minh Đăng
Bình luận (0)