Luật gia Nguyễn Thành Duy, Hãng luật Minh Mẫn cho biết hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào nghiêm cấm nam nữ không phải vợ chồng ở chung với nhau.
Cụ thể, Điều 3 Luật cư trú quy định “công dân có quyền tự do cư trú”. Quyền tự do cư trú của công dân được pháp luật bảo vệ. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
tin liên quan
Chồng hay nhậu về khuya, vợ đòi ly hôn thì có được quyền nuôi con?Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, các cặp vợ chồng thường chọn cách ly hôn để 'giải thoát' cho nhau. Trường hợp chồng thường xuyên ăn nhậu, vợ bức xúc đòi ly hôn thì chưa chắc vợ có quyền nuôi con.
Theo đó, hành vi này tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra mà có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” với hình phạt tù tối đa đến 3 năm theo quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, nếu nam nữ chưa đăng ký kết hôn mà ở chung với nhau và chấp hành đầy đủ các quy định về cư trú thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Việc chung sống này mặc dù về mặt xã hội không được khuyến khích nhưng cũng không có quy định nào hạn chế.
Luật sư Huỳnh Công Thư, Đoàn LS tỉnh Long An cũng lưu ý rằng nếu nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng hợp pháp. Và như vậy, họ sẽ gặp thiệt thòi khi không được luật pháp bảo vệ đối với tài sản chung, con chung… Do đó, nam nữ sống chung với nhau mà có đủ điều kiện kết hôn thì nên đăng ký kết hôn theo quy định để được công nhận.
tin liên quan
Mẹ nữ sinh Việt qua đời ở Nhật: “Lấy đâu ra 600 triệu đưa con về?”“Thi thể con gái vẫn nằm lạnh nơi đất khách. Chúng tôi biết lấy đâu ra 600 triệu để đưa thi thể con về bây giờ”, bà Thiên khóc lóc nói.
Bình luận (0)