Nam sinh gen Z tạo ra ứng dụng chống lại ChatGPT

Ngọc Trân
Ngọc Trân
01/02/2023 10:50 GMT+7

Ngay đầu năm mới, Edward Tian (22 tuổi) ra sức làm việc nhằm phát triển một ứng dụng mới chống lại việc lạm dụng công cụ trí tuệ nhân tạo đang gây sốt toàn cầu là ChatGPT.

ChatGPT là một chatbot tương tác được hỗ trợ bởi “máy học”. Công nghệ này về cơ bản đã nuốt chửng toàn bộ thông tin của Internet, đọc các tác phẩm tập thể của nhân loại và học các mẫu ngôn ngữ mà nó có thể tạo lại. Rất nhanh, chỉ trong vài giây, tất cả những gì người dùng cần làm là đánh vào một cửa sổ do ChatGPT mở ra. Tôi đã thử dùng ChatGPT tại Sydney, Úc, và thấy rõ hiệu quả. 

Trên thực tế, chương  trình này có thể giúp người dùng làm được khá nhiều công việc. Chẳng hạn, viết một câu chuyện theo một phong cách cụ thể, trả lời một câu hỏi, giải thích một khái niệm, soạn thư tín và thậm chí cả thư tình. Nó cũng có thể viết một bài luận trình độ đại học. Nó cho ra những văn bản mạch lạc, có vẻ rất gần với những gì do con người viết ra.

 Chống ChatGPT vì nó quá nguy hiểm - Ảnh 2.

Edward Tian, người làm ra phần mềm phân biệt được máy viết với người viết.

TWITTER

“Tôi nghĩ chúng ta đang ở một khúc ngoặt”, Tian nhìn nhận với trang NPR.org. Anh nói tiếp: "Công nghệ này thật đáng kinh ngạc. Tôi tin rằng nó là tương lai. Nhưng đồng thời, chúng ta cần có biện pháp bảo vệ để áp dụng nó một cách có trách nhiệm".

Tian là sinh viên năm cuối tại Đại học Princeton (Mỹ), nơi anh học chuyên ngành khoa học máy tính và ngành phụ là báo chí. Trước khi nổi tiếng - bước ra ánh đèn sân khấu, kế hoạch lớn nhất của Tian là tốt nghiệp đại học và… nhổ răng khôn. Nhưng do sáng tạo ra chương trình chống lại ChatGPT, nhiều công ty đầu tư mạo hiểm đã gọi điện cho anh. Một số nhà lãnh đạo giáo dục và nhà báo cũng vậy.

ChatGPT làm được gì mà gây bão toàn cầu?

Trong vài năm qua, Tian đã nghiên cứu một hệ thống AI có tên là GPT-3 - tiền thân của ChatGPT, ít thân thiện với người dùng. Phần lớn công chúng không thể tiếp cận GPT-3 vì phải trả tiền mới vào được. Và ChatGPT hiện giờ thì cho dùng miễn trả tiền y như Google.

Là một phần trong nghiên cứu của mình vào học kỳ mùa thu vừa rồi, Tian đã nghiên cứu cách phát hiện văn bản được viết bởi những hệ thống tri tuệ nhân tạo - AI. Khi đó, anh đang học tập, làm việc tại Phòng thí nghiệm xử lý ngôn ngữ tự nhiên của Đại học Princeton.

Rồi khi học kỳ sắp kết thúc, OpenAI, công ty phát triển GPT-3 và một số công cụ AI khác, đã phát hành ChatGPT miễn phí cho công chúng. Đối với hàng triệu người trên khắp thế giới đã sử dụng nó, trong đó có tôi, kể từ lúc này, việc tương tác với công nghệ này giống như đã bước một bước vào tương lai vậy. Đó là một tương lai mà cách đây ít lâu trông có vẻ giống như chuyện khoa học viễn tưởng.

Mặc dù đã nghiên cứu về AI, nhưng Tian, giống như phần còn lại của chúng ta, đã bị sức mạnh của ChatGPT mê hoặc. Anh và những người bạn của mình đã sử dụng ChatGPT để viết thư điện tử và đọc cả nhạc rap.

Thật ra, những văn bản do ChatGPT tạo ra vẫn khá công thức và không phải lúc nào cũng chính xác. Nhưng quả thật nó giống như sự khởi đầu của một cuộc cách mạng. Tôi có viết thử vài bài về những nhà văn Việt Nam viết tiếng Pháp. Kết quả trả về chỉ là phác thảo bằng tiếng Anh cần phải sửa chữa khá nhiều, phải tra cứu thêm qua Google. Tuy nhiên, nhờ ChatGPT mà rút ngắn được thời gian viết bài khá nhiều.

Nhà phát triển ChatGPT phát hành công cụ phát hiện văn bản do AI viết

Đối với nhiều người sử dụng công nghệ mới, sự ngạc nhiên nhanh chóng trở thành chuyện phải báo động. Điều này sẽ giết chết bao nhiêu công ăn việc làm? Liệu ChatGPT có trao quyền cho những kẻ bất chính và làm hỏng thêm các diễn đàn ngôn luận của chúng ta? Liệu ChatGPT có phá vỡ hệ thống giáo dục của chúng ta? Bởi khi AI - thứ được dự đoán sẽ trở nên tốt hơn theo cấp số nhân trong tương lai gần - có thể làm điều đó khá dễ dàng?

Sau khi học kỳ mùa thu năm 2022 kết thúc, Tian về nhà ở Toronto (Canada) để nghỉ ngơi. Anh đi chơi với gia đình. Anh xem phim qua Netflix, nhưng không thể rũ bỏ suy nghĩ về những thách thức to lớn nhân loại phải đối mặt do AI tiến bộ quá chóng vánh .

Rồi Tian đã nảy ra ý tưởng: áp dụng những gì đã học nhằm giúp công chúng xác định liệu một cái gì đó có phải do một phần mềm viết ra? Chẳng hạn như ChatGPT.

Tian đã học được cách thức sáng tạo, và cả việc dùng phần mềm chuyên dụng trên máy tính xách tay để tạo ra một chương trình như vậy. Trớ trêu thay, phần mềm tên GitHub Co-Pilot ấy phải chạy trên nền của GPT-3. Chính nhờ GPT-3, Tian mới tạo ra được ứng dụng như thế trong vòng ba ngày. Đó cũng là minh chứng cho sức mạnh của công nghệ này, giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn.

Vào ngày 2.1, Tian đã phát hành ứng dụng của mình. Anh đặt tên cho nó là GPTZero. Về cơ bản, nó sử dụng ChatGPT để chống lại chính ChatGPT. Phần mềm của Edward Tian sẽ kiểm tra xem "không có sự tham gia hay có sự tham gia quá nhiều" của hệ thống AI trong việc tạo ra một văn bản nhất định.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.