Nâng cao chất lượng sống khi trải nghiệm số trở thành trải nghiệm của số đông

01/11/2022 16:00 GMT+7

Những lợi ích của việc số hóa ngành tài chính - ngân hàng sẽ được phát huy tối đa khi mỗi doanh nghiệp đều đầu tư với tư duy trải nghiệm số là trải nghiệm dành cho toàn xã hội.

Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số là ba trụ cột của quá trình chuyển đổi số. Không như chính phủ số và kinh tế số được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, xã hội số còn là một khái niệm khá mới mẻ. Được định nghĩa là khi công nghệ được tích hợp với đời sống thường ngày một cách tự nhiên, xã hội số là khi người dân đã hình thành những thói quen, thành thuộc các kỹ năng sử dụng công nghệ, kết nối, tương tác để sử dụng các dịch vụ, sản phẩm số.

Phát triển xã hội số là một trong những mục tiêu tối trọng của quốc gia, và đối với các doanh nghiệp và cá nhân, lợi ích của việc phát triển xã hội số song song với kinh tế số rất rõ nét.

Xã hội số là khi người dân thành thuộc kỹ năng công nghệ, đã hình thành thói quen số

Xã hội số hiện diện rõ nét khi hàng vạn tiện ích đến từ công nghệ và được áp dụng vào đời sống. Vạn vật được kết nối, trải nghiệm mọi sản phẩm, dịch vụ sẽ xuyên suốt và thông minh hơn, các chi phí chuyển đổi hay chi phí giao dịch sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa, cho phép nhiều người trải nghiệm nhiều sản phẩm, dịch vụ không chịu nhiều chi phí phát sinh,... Ví dụ từ những hoạt động đời thường được công nghệ hóa như nộp hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay,… đến các tiện ích gia tăng như bảo hiểm và đầu tư chỉ cần mở ứng dụng ngân hàng, có thể dễ dàng thanh toán và theo dõi hợp đồng bảo hiểm, đầu tư chứng khoán, tra cứu các lãi suất, theo dõi thị trường với mức phí giao dịch gần 0%. Đây cũng là các tính năng được ngân hàng TMCP Quân đội “số hóa” trên App MBBank. Việc tích hợp đến 90% tính năng, sản phẩm của mình trên App MBBank không chỉ đơn giản quá trình, cắt bỏ hoàn toàn quy trình giấy, tối ưu sức lao động cho chính ngân hàng, mà còn đem đến những lợi ích 0 đồng cho khách hàng.

Lợi ích rộng hơn của việc số hóa từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy với việc số hóa để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng của dân cư thuộc cộng đồng khó khăn, ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Financial inclusion (khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính) là một trong những điều kiện quyết định để tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (World Bank). Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ, sản phẩm ngân hàng giúp kích thích các hoạt động tạo thu nhập, hỗ trợ người dân kiểm soát tình hình tài chính của mình. Rất nhiều chương trình trên thế giới đã áp dụng công nghệ để nâng cao khả năng tiếp cận tài chính trong những cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn vì công nghệ hỗ trợ giảm chi phí vận hành và giao dịch; điển hình như chương trình Adopem ở Cộng hòa Dominica: số hóa dữ liệu khách hàng và máy móc hỗ trợ cho hoạt động tài chính để gia tăng khách hàng tài chính vi mô; chương trình Technoserve ở Ghana đào tạo cho nông dân kỹ năng sử dụng ứng dụng di động để họ nhận được khoản tín dụng sau thu hoạch thay vì bán tất cả sản phẩm khi giá đang thấp, giải quyết khó khăn đầu ra theo mùa vụ của sản phẩm nông nghiệp. Bằng cách lan tỏa tinh thần trải nghiệm công nghệ đến với những cộng đồng xa hơn, cuộc sống của những cộng đồng này đã được cải thiện một cách rõ rệt.

Ứng dụng vietQR của MB giúp các hoạt động thanh toán trở nên tiện lợi hơn

Hiểu rõ những lợi ích của việc thúc đẩy khách hàng trải nghiệm số, ngân hàng TMCP Quân đội (MB) luôn xây dựng sản phẩm và dịch vụ hướng tới số đông, để “trải nghiệm số là trải nghiệm của số đông”. Cụ thể, MB đồng bộ O2O (online to offline và ngược lại) và tạo nên những giá trị kết nối để luôn khuyến khích người dùng gia tăng trải nghiệm số. Điển hình với sản phẩm MB SmartBank, mỗi điểm SmartBank đều được thiết kế khoa học với khu self-learning, thúc đẩy khách hàng khám phá, trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ đa dạng.

Với App MBBank, MB kết nối đa tiện ích lên một nền tảng, không chỉ những tiện ích về thanh toán, ngân hàng mà còn bao gồm các tiện ích đầu tư, bảo hiểm, vui chơi - giải trí với ưu đãi được tối ưu.

Có thể thấy, hệ sinh thái những sản phẩm, dịch vụ của MB tập trung vào sự kết nối dựa vào công nghệ, với mong muốn lan tỏa tinh thần trải nghiệm số tới toàn diện các cộng đồng trong xã hội, để trải nghiệm số không phải là trải nghiệm của một nhóm khách hàng cụ thể mà là trải nghiệm hướng tới toàn xã hội để phát huy lợi ích, cải thiện chất lượng cuộc sống một cách tối đa.

Bên cạnh việc chuyển đổi số các dịch vụ để biến trải nghiệm số thành trải nghiệm của số đông và tạo ra các giá trị kết nối, MB vẫn đề cao tính cá nhân hóa trong mọi sản phẩm để đáp ứng tiêu chí “lấy khách hàng làm trọng tâm.”. Điều đó đã được thể hiện rõ qua chuỗi các sản phẩm dịch vụ như Tài khoản số đẹp và sản phẩm thẻ MB Hy Visa được ra mắt gần đây. Tài khoản số đẹp cung cấp dịch vụ giúp khách hàng được tùy ý chọn các con số có ý nghĩa để làm số tài khoản của mình, còn Thẻ Hy Visa với các thiết kế độc đáo như Cung hoàng đạo cũng giúp khách hàng tùy chọn thiết kế thẻ theo sở thích cá nhân.

Tại Việt Nam, dù chưa có đánh giá cụ thể về chỉ số số hóa của xã hội trong thời gian qua, nhưng với một dân số trẻ, cởi mở với công nghệ, sẵn sàng trải nghiệm, thích ứng nhanh với thay đổi, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển xã hội số theo lộ trình chiến lược quốc gia và để lan tỏa những giá trị sống đến rộng rãi tới toàn dân hơn nữa.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.