Đây là năm thứ 3 liên tiếp sự kiện này được tổ chức nằm trong chuỗi chương trình giáo dục của Viatris dành cho các chuyên gia y tế (HCP) trong khu vực Đông Nam Á, với mục tiêu góp phần nâng cao năng lực, trao đổi ý tưởng và khám phá các chủ đề liên quan trong lĩnh vực này. Chương trình năm nay tập trung vào việc thúc đẩy sức khỏe tim mạch và quản lý đan xen kẽ với các vấn đề sức khỏe tâm thần nhằm hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân tối ưu.
CVD (bệnh lý tim mạch) vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở châu Á với tỷ lệ tăng từ 23% (năm 1990) lên 35% (năm 2019) trong tổng số các ca tử vong. Các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, thuốc lá, nồng độ lipid không tốt, chỉ số khối cơ thể cao và bệnh tiểu đường đều có thể tăng nguy cơ CVD một cách độc lập, và sự kết hợp các yếu tố này với nhau càng làm gia tăng nguy cơ về mặt tổng thể. Gánh nặng ngày càng tăng của những yếu tố nguy cơ này trong dân số châu Á đặt ra những thách thức đáng kể cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm hiện chiếm khoảng 81% trong tổng số ca tử vong, trong đó tử vong do CVD trước 70 tuổi chiếm khoảng 41,3%, và chỉ số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALY) do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 73,7%.
Giáo sư Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam (VNHA), chia sẻ: "Với gánh nặng ngày càng tăng của bệnh không lây nhiễm, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc quản lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và đau thần kinh do nguồn lực chăm sóc sức khỏe hạn chế. Vì thế sự hỗ trợ cung cấp các chương trình giáo dục nâng cao năng lực cho chuyên gia y tế là rất cần thiết trong công tác quản lý các bệnh mãn tính này. Với việc mang lại cho các chuyên gia y tế những thông tin cập nhật và các lựa chọn điều trị, chúng ta có thể đảm bảo họ được trang bị tốt để cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân một cách tối ưu.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chủ tịch Hội Thấp khớp Việt Nam (VRA) nhìn nhận: "Bên cạnh yếu tố học thuật, những chương trình này là cơ hội tuyệt vời để các bác sĩ Việt Nam tiếp xúc và thực hành trong môi trường y tế chuyên nghiệp với các chuyên gia quốc tế đầu ngành".
Tiến sĩ Nagendra Ramanjinappa, Giám đốc Y khoa châu Á, Hạ Sahara và châu Phi, cho biết thêm: "Các sự kiện giáo dục y tế như thế này tạo ra cơ hội vô giá cho các chuyên gia y tế và các bên liên quan cùng tham gia đóng góp cho một cộng đồng chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đồng thời thúc đẩy tác động tích cực thông qua sự phối hợp y tế công lập và tư nhân. Cùng nhau kết nối, chia sẻ thông tin và kiến thức chuyên môn, đồng thời tạo ra các sáng kiến hợp tác là điều vô cùng cần thiết để giải quyết gánh nặng bệnh tật đang leo thang trong khu vực. Chúng ta phải phát triển các chương trình y khoa bền vững với kế hoạch hành động rõ ràng và tác động có thể đo lường được".
Viatris Inc. (NASDAQ: VTRS) là một công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu có vị thế độc đáo để thu hẹp khoảng cách truyền thống giữa một số loại thuốc, kết hợp ưu thế của chúng để giải quyết toàn diện hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. Với sứ mệnh giúp cho người dân trên toàn thế giới sống khỏe mạnh hơn ở mọi giai đoạn cuộc đời, chúng tôi mang lại khả năng tiếp cận trên quy mô lớn, hiện đang cung cấp các loại thuốc chất lượng cao cho khoảng 1 tỉ bệnh nhân trên khắp thế giới hàng năm, hiện diện ở mọi khoảnh khắc của cuộc sống từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi, từ các bệnh lý cấp tính đến mãn tính. Tại Viatris, khái niệm tiếp cận mang một ý nghĩa sâu sắc, với danh mục thuốc đặc biệt phong phú và đa dạng, chuỗi cung ứng toàn cầu có thể tiếp cận nhiều bệnh nhân và khi nào họ cần, cùng với chuyên môn khoa học sâu rộng để giải quyết một số thách thức sức khỏe tồn đọng từ lâu trên thế giới. Chúng tôi có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, với các trung tâm toàn cầu tại Pittsburgh, Thượng Hải và Hyderabad, Ấn Độ.
Tại Việt Nam, Viatris có danh mục sản phẩm đa dạng trên nhiều lĩnh vực điều trị như tim mạch, giảm đau, thần kinh trung ương và sức khỏe nam giới, trong đó bao gồm việc tiếp tục tập trung vào các nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua chuyển giao công nghệ.
Bình luận (0)