Nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi

28/04/2015 12:36 GMT+7

(TNO) Sáng nay 28.4, Bộ GTVT, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ động thổ dự án cải tạo, nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi và luồng sông Sài Gòn, từ cầu đường sắt Bình Lợi (TP.HCM) đến cảng Bến Súc (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương).

(TNO) Sáng nay 28.4, Bộ GTVT, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ động thổ dự án cải tạo, nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi và luồng sông Sài Gòn, từ cầu đường sắt Bình Lợi (TP.HCM) đến cảng Bến Súc (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương).

Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương và TP.HCM thực hiện nghi thức động thổ dự án.Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương và TP.HCM thực hiện nghi thức động thổ dự án - Ảnh: Mai Vọng
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương và TP.HCM đã đến dự.
Cầu đường sắt Bình Lợi nối từ P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức sang P.13, Q.Bình Thạnh sẽ được cải tuyến về phía hạ lưu, tim cầu mới cách tim cầu cũ 12m.
Cầu dài 478,6 m, nhịp chính được bố trí trùng với luồng tàu chạy có kết cấu phần trên là dầm vòm thép, khổ thông thuyền rộng 50 m, cao 7 m; cùng với 11 nhịp dẫn và 1 nhịp dầm thép ở vị trí đường ngang Nơ Trang Long.
Hiện tại cầu đường sắt Bình Lợi có tĩnh không thuyền rất thấp, khi triều cường, cầu chỉ cách mặt nước khoảng nửa mét, khiến cho thuyền ghe, sà lan không thể lưu thông, phải chờ thủy triều rút xuống mới chui qua cầu được.
Sau khi hoàn thành với tĩnh không như trên, tàu thuyền tải trọng khoảng 2.000 tấn có thể lưu thông dễ dàng.
Luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc dài khoảng 71 km sẽ được nạo vét với khối lượng khoảng 1 triệu m3 bùn đất, để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy giữa TP.HCM - Bình Dương.
Cầu đường sắt Bình Lợi hiện có tĩnh không thông thuyền quá thấp, cản trở ghe thuyền lưu thông.Cầu đường sắt Bình Lợi hiện có tĩnh không thông thuyền quá thấp, cản trở ghe thuyền lưu thông - Ảnh: Mai Vọng
Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn của nhà đầu tư BOT (đầu tư - khai thác - chuyển giao) và vốn ngân sách, chủ đầu tư là Liên danh Công ty CP Đầu tư và phát triển Đô Thị Xanh - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng STD Việt Nam.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.302 tỉ đồng, trong đó vốn của chủ sở hữu là 172 tỉ đồng, vốn của TP.HCM hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư là 156,392 tỉ đồng, vốn tỉnh Bình Dương cho vay không tính lãi là 300 tỉ đồng và vốn vay ngân hàng là 674,499 tỉ đồng.
Dự án sẽ hoàn thành sau 16 tháng thi công, thu phí giao thông trong thời gian 20 năm và 9 tháng. Phương án thu phí đang được cơ quan chức năng xây dựng, có thể theo hình thức thu qua Cảng vụ đường thủy hoặc qua cơ quan Đăng kiểm.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, đây là dự án BOT đầu tiên trong lĩnh vực giao thông thủy tại VN.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.