Sau khi cấy tế bào người vào não chuột, các chuyên gia của Đại học Rochester (Mỹ) chứng kiến đối tượng có khả năng học hỏi nhanh hơn những đồng loại xung quanh.
Họ phát hiện tế bào thần kinh đệm, nhóm các tế bào được tìm thấy ở hệ thần kinh trung ương, có thể ảnh hưởng khả năng giao tiếp bên trong não khi cấy chúng vào động vật.
|
Nghiên cứu mới có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu sự tiến hóa của não bộ ở người, theo trang tin The Huffington Post.
Giới chuyên gia cho rằng sự tiến hóa của một tập hợp con của tế bào thần kinh đệm, gọi là astrocyte, có thể là một trong những sự kiện chính dẫn đến sự gia tăng chức năng nhận thức trong quá trình phát triển của loài người, và tách biệt chúng ta khỏi những động vật còn lại.
Nhà thần kinh học của Đại học Rochester (Mỹ), tiến sĩ Steven Goldman, cho hay nhóm của ông tin rằng đây là biểu hiện đầu tiên cho thấy tế bào thần kinh đệm ở người có lợi thế chức năng độc nhất vô nhị trong thế giới động vật.
Chưa hết, phát hiện mới còn có thể cung cấp một mô hình cơ sở mới cho phép giới khoa học nghiên cứu một loạt các căn bệnh hiểm nghèo, mà những tế bào này được cho là đóng vai trò trong quá trình hình thành bệnh tật.
Phi Yến
>> Chuột phá nát ruộng đồng
>> Nông dân điêu đứng vì chuột
>> Bỏ “chuột” để nuôi ếch
>> Dồi dào" thức ăn cho chuột
>> Chuột biết... hát
Bình luận (0)