- Nhà máy Thủy điện Yaly từ tháng 5.2000 đã đưa vào vận hành tổ máy số 1. Và cho đến nay, 4 tổ máy vận hành khá ổn định. Trong quá trình tiếp nhận, quản lý, vận hành, các tổ máy của nhà máy luôn được chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng và cải tiến để đảm bảo chế độ vận hành ổn định nhất. Từ tháng 10.2003, sau một thời gian xem xét, quản lý chúng tôi thấy rằng lượng nước về hồ thủy điện Yaly - ngay cả trong điều kiện có cả hồ thủy điện Plei Krông - vẫn còn thừa với một lưu lượng rất lớn, từ khoảng 500 - 1,8 tỉ m3 phải xả qua tràn. Với điều kiện vận hành hiện nay, với các thông số của thiết bị cho phép, chúng tôi đặt vấn đề phải làm thế nào tận dụng được lượng nước xả thừa đó, bằng cách nâng công suất của tổ máy lên (mỗi tổ máy 10 MW, 4 tổ máy sẽ là 40 MW). Quá trình nghiên cứu, chúng tôi tính toán tất cả các chi tiết làm việc của thiết bị điện, cơ đều đảm bảo trong giới hạn cho phép và việc đưa tổ máy vào vận hành với công suất 190 MW là hoàn toàn có khả năng thực hiện được.
* Việc nâng công suất các tổ máy của Nhà máy Thủy điện Yaly mang lại lợi ích gì, thưa ông?
- Ông Huỳnh Nở: Theo tính toán và quá trình thực nghiệm, đề tài này được đưa vào vận hành thì mỗi năm, bình quân chúng tôi có thể nâng sản lượng vận hành của Nhà máy thủy điện Yaly lên 65 triệu KWh, tương đương với khoảng trên 100 tỉ đồng. Và nếu nâng công suất này lên trong giờ cao điểm thì chúng ta sẽ được thêm 40 MW, tương đương với việc chúng ta phải bỏ ra từ 400 đến 500 tỉ đồng để xây dựng một nhà máy thủy điện có công suất tương đương. Như vậy hiệu quả của nó là cực kỳ to lớn. Mọi điều kiện cho đến thời điểm này có thể thực hiện được. Nếu được phép của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, chúng tôi có thể đưa tổ máy vào vận hành ngay trong mùa lũ năm 2005.
Mỹ Ngọc (thực hiện)
Bình luận (0)