Trong khi đó, chính quyền H.Tây Giang cũng đề xuất bổ sung khu vực rừng lim xanh (khoảng 1.000 ha) và rừng cây di sản pơ mu (rộng 7.000 ha) trở thành 2 tiểu khu của Vườn quốc gia Sông Thanh, để công tác bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện nghiêm ngặt.
tin liên quan
Rừng cổ tích ở Tam ĐìnhKhu rừng săng lẻ hàng trăm năm tuổi, với những cây cổ thụ cao hàng
chục mét, đẹp như tranh vẽ, là báu vật bao đời của người dân xã Tam Đình
(huyện Tương Dương, Nghệ An).
Tuy nhiên, theo ông Phan Tuấn, do địa bàn phân bố của rừng lim xanh và pơ mu khá tách biệt so với lâm phận cũ của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nên Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang nghiên cứu tính khả thi của việc “ghép” 2 tiểu khu này vào vườn quốc gia, hoặc đề xuất cơ chế tiểu khu để khoanh vùng bảo vệ rừng đặc dụng. Riêng rừng nguyên sinh đỗ quyên (cũng do H.Tây Giang vừa phát hiện), Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang lập kế hoạch khảo sát, thống kê, phân loại.
Bình luận (0)