Dự án có tên gọi Sunidarity, là sáng kiến giúp các nước nghèo có được năng lượng sạch, lần đầu phát động vào năm 2011. Lúc đó các nhà khoa học thiết kế một hệ thống Plug & Sun linh động dễ cài đặt như CPV, đưa đến các khu vực xa xôi không có điện lưới. Công nghệ Soitech cho CPV sử dụng ống kính Fresnel tập trung ánh sáng mặt trời lên 500 lần, nhờ vậy khai thác hiệu quả quang năng lên 30%, gấp đôi so với loại silicon PV.
Hệ thống cài đặt ở Madagascar bao gồm 2 máy kết hợp 2,28 kWp mỗi ngày tạo được 12 kWh. Trong một diện tích 4,2 m2 có thể cài được 12 mô đun CPV cùng hệ thống pin tích hợp để lưu trữ năng lượng được tạo ra. Tạp chí Gizmag dẫn lời ông Yves Maigne, Chủ tịch Hội Năng lượng quốc tế, cho biết họ đã lên kế hoạch để sang năm cung cấp hệ thống năng lượng sạch cho 8 làng nghèo ở Malagasy.
Song Mai
>> Năng lượng sạch gặp khó vì giá
>> Năng lượng sạch từ nước thải
>> Năng lượng sạch cho hành tinh xanh
>> Đem năng lượng sạch về quê hương
>> Năng lượng sạch cho người nghèo
>> Nguồn năng lượng sạch từ trái bóng
>> Sắp có 21 xe buýt chạy bằng năng lượng sạch
>> 2 tỉ USD/năm cho năng lượng sạch ở châu Á
>> Lỗ đen, nguồn năng lượng sạch nhất vũ trụ
>> Lập quỹ cho dự án năng lượng sạch
Bình luận (0)