Nắng nóng tăng nguy cơ viêm não Nhật Bản

01/06/2019 08:00 GMT+7

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là căn bệnh có nguy cơ mắc cao trong mùa hè, ở mọi lứa tuổi nếu chưa được tiêm vắc xin.

Ước tính, khoảng 30% bệnh nhân VNNB nhập viện tử vong và khoảng một nửa số trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề. Từ tháng 6 đến tháng 10 là đỉnh dịch hằng năm, vì vậy các biện pháp phòng, tránh bệnh cần được đặc biệt chú ý.

Cẩn trọng với thời tiết

Trong mùa hè, thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến ăn uống kém, đi chơi ngoài nắng làm cho sức đề kháng giảm, do vậy khi vi rút tấn công thì dễ mắc bệnh. Trong đó, viêm não Nhật Bản là một trong những căn bệnh phổ biến.
Khi chẳng may mắc VNNB, ở cả trẻ em và người lớn, dấu hiệu thường gặp bao gồm những triệu chứng thường gặp như:
- Triệu chứng như sốt cao 39oC - 40oC, kèm đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó dẫn đến co giật, co cứng cơ và lú lẫn.
- Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở não, ở màng não và rối loạn thần kinh thực vật. Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều khuôn mặt như co cứng cơ mặt, co giật, run giật, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.
- Các triệu chứng thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề như nhiệt độ cơ thể dao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.
Ở trẻ nhỏ hơn, các dấu hiệu trên không điển hình và khó phát hiện hơn, cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng là: nôn ói nhiều, co giật, mê sảng vật vã hoặc li bì, rối loại thần kinh thực vật biểu hiện da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, hôn mê rất nhanh. Trẻ co giật, mê sảng, vật vã hoặc li bì, rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, hôn mê rất nhanh

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản bằng vắc xin

Bệnh viêm não Nhật Bản hiện nay vẫn được xem là bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc VNNB cao nhất ở nhóm trẻ em từ 5 - 9 tuổi hoặc lớn hơn. Người lớn có nguy cơ bị lây nhiễm nếu chưa từng được tiêm chủng hoặc đi vào vùng bệnh đang lưu hành. Những bệnh nhân may mắn qua khỏi cơn bệnh thì cũng có khoảng 50% để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh.
Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền do côn trùng (muỗi) đốt hút máu động vật nhiễm vi rút rồi đốt người, qua đó truyền vi rút cho người. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não Nhật Bản. Việc phòng bệnh được Bộ Y tế khuyến cáo gồm những phương pháp sau:
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, xa nơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy.
- Khi đi ngủ cần ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp chống và diệt muỗi trong các hộ gia đình.
- Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch.
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Hiện Việt Nam có 2 loại vắc xin VNNB: Vắc xin bất hoạt nuôi cấy trên não chuột, và vắc xin sống giảm độc lực tái tổ hợp.
Vắc xin bất hoạt nuôi cấy trên não chuột là loại vắc xin đã được sử dụng từ lâu cả trong chương trình tiêm chủng mở rộng và kênh dịch vụ, được sử dụng từ trẻ 12 tháng tuổi trở lên với lịch chủng ngừa gồm 3 mũi cơ bản:
- Mũi 1 được tiêm lúc trẻ 12 tháng tuổi
- Mũi 2 sau mũi 1 từ 7 -14 ngày
- Mũi 3 cách mũi 2 một năm
Sau khi hoàn thành lịch chủng ngừa cơ bản, trẻ cần được tiêm nhắc lạ sau mỗi 3-4 năm để duy trì hiệu quả bảo vệ lâu dài.
Tiêm chủng là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng bệnh Viêm não Nhật Bản. Đây là chiến lược quan trọng, hiệu quả nhất để phòng bệnh, cũng là biện pháp có chỉ số chi phí/hiệu quả tốt nhất, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
Tiêm chủng là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng bệnh Viêm não Nhật Bản. Đây là chiến lược quan trọng, hiệu quả nhất để phòng bệnh, cũng là biện pháp có chỉ số chi phí/hiệu quả tốt nhất, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
Vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp là loại vắc xin thế hệ mới và mới được cấp phép gần đây. Được sử dụng cho trẻ từ 9 tháng tuổi với lịch tiêm gồm 1 liều cơ bản và 1 liều nhắc lại sau đó 1 năm. Đối với người lớn hơn 18 tuổi chỉ cần sử dụng với 1 liều cơ bản mà không cần chủng ngừa nhắc lại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.