Nên làm gì khi bị đau khớp hậu Covid-19?

20/04/2022 09:00 GMT+7

Tôi là F0 khỏi bệnh đã được một tháng. Sau khi âm tính với SARS-CoV-2 tôi làm việc ngay, kết quả là mấy hôm nay rất đau. Sáng dậy nhức 2 bả vai, đốt sống lưng thì tê mỏi không đứng thẳng được, và mỗi lần xuống cầu thang là đầu gối đau thấu xương. Tôi không rõ đây liệu có phải là di chứng hậu Covid không và nên làm gì để cải thiện? (Tôn Trần, 35 tuổi, TP.HCM)

PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy, Khoa Cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, số bệnh nhân thăm khám do gặp tình trạng đau nhức xương khớp hậu Covid-19 ngày càng tăng. Trong đó, có nhiều trường hợp đau dai dẳng sau nhiều tháng khỏi Covid-19, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong lao động, sinh hoạt thường ngày.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp hậu Covid là gì cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, theo PGS Thanh Thủy, khi bị SARS-CoV-2 tấn công, cơ thể sẽ tăng sản xuất các yếu tố tiền viêm (cytokine) như TNF-α, Interleukin 1, Interleukin 6... Các cytokine này ngoài tác động đến các tế bào mô ở phổi, thận, tim còn ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, gây viêm khớp và đau khớp.

Ngoài ra, việc phải đi làm ngay với cường độ cao khi sức khỏe chưa hoàn toàn hồi phục khiến tinh thần người bệnh bị ảnh hưởng. Như chúng ta biết, trung tâm điều khiển đau nằm trên vỏ não. Bất kì sự chi phối nào dẫn đến sự mất thăng bằng của vỏ não như làm việc căng thẳng, lo lắng, mất ngủ… cũng đều làm cho tình trạng đau tăng lên. Kèm theo đó, thời gian chữa bệnh phải nằm nhiều, cơ bắp dễ yếu, nên khi làm việc quá sức sẽ khiến cơ căng cứng, dẫn đến triệu chứng đau trầm trọng hơn.

Nên làm gì khi bị đau khớp hậu Covid-19?- Ảnh 1.

Làm việc với cường độ cao khi vừa khỏi Covid-19 dễ gây đau nhức xương khớp

Shutterstock

PGS Thanh Thủy cho lời khuyên, nếu sau khi âm tính với SARS-CoV-2 nhưng vẫn còn triệu chứng đau nhức xương khớp, người bệnh có thể sử dụng paracetamol 500mg, uống 3 - 5 ngày (mỗi ngày 3 - 4 viên, mỗi lần uống cách nhau 4 - 6 tiếng) để giảm đau tại nhà. Sau khoảng thời gian này, nếu tình trạng đau nhức vẫn không đỡ, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Thông qua các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguồn gốc của cơn đau, từ đó đưa ra phác đồ chữa trị an toàn, trúng đích.

F0 khỏi bệnh có dấu hiệu của bệnh xương khớp nên thực hiện sớm các bài tập vận động phù hợp như đạp xe, đi bộ, yoga, bơi lội... ít nhất 30 phút mỗi ngày. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, tăng cường thực phẩm giàu can xi và vitamin. Trong trường hợp đang có bệnh khớp, cần tuân thủ chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ. Tất cả giúp bảo tồn cơ xương khớp, ngăn ngừa bệnh trở nặng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, mỗi người cũng có thể bổ sung thêm các dưỡng chất thiên nhiên, đã được khoa học nghiên cứu về công dụng giảm đau, nuôi dưỡng xương khớp an toàn, như Collagen Type II không biến tính giúp điều hòa miễn dịch, giảm quá trình viêm tại khớp; Collagen Peptide giúp tăng cường tái tạo sụn khớp, bảo vệ xương dưới sụn; Turmeric Root (chiết xuất nghệ) và Chondroitin Sulfate giúp kháng viêm; Eggshell Membrane (chiết xuất màng vỏ trứng) sẽ giúp tăng sản sinh chất nền sụn (collagen và aggrecan)... Các tinh chất này có nguồn gốc thiên nhiên nên phù hợp với hầu hết bệnh nhân xương khớp, kể cả người lớn tuổi, người bị tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch.

Để giảm đau nhức xương khớp hậu Covid cần có sự kiên trì và tinh thần lạc quan. Do đó, ngoài việc duy trì lối sống khoa học, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, giữ tinh thần lạc quan là cách giúp F0 khỏi bệnh nhanh chóng vượt qua di chứng hậu Covid, sớm trở về cuộc sống bình thường.

Xem thêm thông tin về các dưỡng chất tốt cho khớp tại đây.

Nên làm gì khi bị đau khớp hậu Covid-19?- Ảnh 2.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.