TNO

New Zealand nghe lén Việt Nam, Ấn Độ và 20 nước như thế nào

11/03/2015 10:29 GMT+7

(Tin Nóng) Báo New Zealand Herald ngày 11.3 có bài viết của phóng viên điều tra Nicky Hager cho biết theo tài liệu mới của cựu nhân viên NSA là Edward Snowden, New Zealand đã giúp Mỹ trám lỗ hổng do thám khi nghe lén hơn 20 nước châu Á, có Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, nhiều nước Nam Mỹ...

(Tin Nóng) Báo New Zealand Herald ngày 11.3 có bài viết của phóng viên điều tra Nicky Hager cho biết theo tài liệu mới của cựu nhân viên NSA là Edward Snowden, New Zealand đã giúp Mỹ trám lỗ hổng do thám khi tiến hành các hoạt động nghe lén hơn 20 nước châu Á, có Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, nhiều nước Nam Mỹ...


Căn cứ nghe lén thông tin vệ tinh Waihopai tại Marlborough, New Zealand. Nơi đây nghe lén các thông tin ngoại giao của hơn 20 nước, trong đó có Việt Nam - Ảnh: Photo NZ

Việc nghe lén và do thám này của New Zealand nhằm giúp Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) khắc phục lỗ hổng do thám toàn cầu.

Tài liệu này được cựu nhân viên của NSA là Edward Snowden tung ra, báo New Zealand chia sẻ và phân tích cho thấy sự tương phản giữa chính sách ngoại giao công khai và bí mật của New Zealand. Đó là sự dính líu của Cơ quan Bảo mật thông tin chính phủ (GCSB) với nhóm "5 con mắt", tức liên minh 5 nước phối hợp do thám gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand.

Vào tháng 4.2013, trước khi xảy ra vụ Snowden, một quan chức NSA đã đưa ra đánh giá hoàn chỉnh về những gì GCSB đóng góp cho chương trình do thám "5 con mắt" do Mỹ cầm đầu. Theo đó GCSB điều hành các hoạt động gián điệp theo dõi hơn 20 nước và lãnh thổ, cả nước bạn lẫn đối tác thương mại.

Việc nghe trộm này trải dài từ Ấn Độ và Iran ở châu Á tới các căn cứ khoa học ở Nam Cực.  Tài liệu của NSA đánh giá cao công việc của New Zealand khi cho rằng nước này làm tốt lĩnh vực mà Mỹ gặp khó ở các nước mục tiêu.

Tài liệu của NSA còn nhận định "GCSB cung cấp các cuộc gọi thu thập về liên lạc ngoại giao của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, các nước Nam Mỹ, các đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương, Pakistan, Ấn Độ, Iran và cả ở Nam Cực".

Có 3 cách GCSB nghe lén các nước để giúp NSA. Thứ nhất là nghe lén thông qua căn cứ chặn các thông tin qua vệ tinh đặt ở Waihopai, New Zealand. Thứ hai là thâm nhập mạng thông tin nội bộ của nước mục tiêu qua các trạm nghe lén bố trí ở các tòa đại sứ và đại diện ngoại giao của New Zealand tại nước đó. Thứ ba là sử dụng chuyên viên của GCSB dịch và phân tích thông tin do các thành viên của "5 con mắt" thu thập.

Một ví dụ cơ bản của hoạt động này là cách GCSB nghe lén thông tin liên lạc ngoại giao của Việt Nam. Việt Nam có quan hệ hữu nghị tốt với New Zealand và ngày càng trở nên là bạn hàng của nước này. Việt Nam không có mối đe dọa về khủng bố hay an ninh với New Zealand, nhưng lại nằm trong danh sách theo dõi của GCSB. Cách giải thích hợp lý cho việc theo dõi này là vì Việt Nam là một phần trong chiến lược theo dõi mở rộng của NSA.

GCSB còn theo dõi một nước ASEAN khác không nêu tên, nghĩa là ngoài Việt Nam, trong khối ASEAN còn thêm 1 nước nữa nằm trong tầm do thám và nghe lén của nhóm 5 con mắt.

Tài liệu của NSA còn cho biết New Zealand có năng lực dùng hệ thống phần mềm do thám gọi là Warriorpride. Hệ thống này dùng các mã độc (malware) để lây nhiễm và do thám các máy tính, giám sát các điện thoại từ iPhone đến điện thoại Android.

Thậm chí GCSB còn theo dõi cả các đồng minh tình báo của Mỹ như Nhật Bản, Pakistan, Ấn Độ, các lãnh thổ Pháp ở Thái Bình Dương.

Ngoài ra, báo chí Úc cũng nói rằng Úc đã cử chuyên gia sang giúp New Zealand về năng lực do thám mạng.

Anh Sơn

>> Mỹ nghe lén điện thoại người dân
>> Mỹ phát hiện 17 trạm nghe lén
>> Đức nghe lén điện thoại Ngoại trưởng John Kerry và Hillary Clinton
>> Vụ NSA nghe lén: Guardian và Washington Post nhận giải báo chí Pulitzer
>> Vụ Edward Snowden tố NSA nghe lén sẽ được giải báo chí Pulitzer ?
>> Tổng thống Mỹ ra lệnh chấm dứt nghe lén lãnh đạo đồng minh
>> Xuất hiện mã độc theo dõi người biểu tình Hồng Kông qua điện thoại ?
>> Apple bác cáo buộc của Trung Quốc nói iPhone theo dõi vị trí người dùng
>> NSA theo dõi cuộc gọi điện thoại của bạn như thế nào?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.