> Kiến nghị của cơ quan chuyên môn: Sớm ngừng sử dụng vắc-xin kháng dại gây tai biến
* Xin ông cho biết, công tác tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo đã được thực hiện như thế nào?
- Bệnh dại là một trong những bệnh thuộc diện tiêm phòng bắt buộc. Việc tiêm phòng được thực hiện trên đàn chó, mèo trong phạm vi cả nước để phòng bệnh, ngăn ngừa mầm bệnh. Thời gian qua, công tác tiêm phòng đã được lực lượng thú y các cấp phối hợp với chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở thực hiện thường xuyên, liên tục theo nguyên tắc: tiêm định kỳ hằng năm vào trước mùa phát dịch (các tháng 3 và tháng 4) và tiêm bổ sung vào tháng 9 và tháng 10 hằng năm. Ngoài ra, khi có dịch, công tác tiêm bổ sung được thực hiện liên tục. Tỉ lệ tiêm phòng tại các thành phố lớn rất cao, đạt trên 90%. Tuy nhiên, nếu tính trên tổng đàn chó, mèo của cả nước thì tỉ lệ này bị kéo giảm bởi công tác tiêm phòng tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa gặp rất nhiều khó khăn.
* Để ngăn ngừa bệnh dại, Nhà nước đã có những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của các chủ nuôi chó, mèo. Thưa ông, cụ thể đó là những quy định nào?
- Trách nhiệm của chủ nuôi chó, mèo đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 05/2007/NĐ - CP của Chính phủ. Theo đó, chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã, phường. Khi đưa chó ra đường, nơi công cộng phải nhốt giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải có rọ mõm và có người dắt. Tất cả chó, mèo thuộc diện tiêm phòng bắt buộc phải được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại theo quy định của cơ quan thú y. Ngoài ra, theo tôi được biết, chủ nuôi chó, mèo phải chịu trách nhiệm khi để chó, mèo của mình cắn người khác, gây phát bệnh.
* Xin cảm ơn ông!
Luật sư Lưu Văn Tám - Truởng Văn phòng Luật sư Lưu Văn Tám: Theo quy định của Bộ Luật Dân sự hiện hành thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường... Về nguyên tắc là phải bồi thường toàn bộ và kịp thời cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp hai bên đều có lỗi thì có thể cùng nhau thương lượng mức bồi thường cũng như phương thức bồi thường. Trong trường hợp khi đi tiêm phòng chó dại mà người bị chó dại cắn bị sốc thuốc như báo chí nêu thì phải xem đến trách nhiệm của cơ quan y tế. Bởi theo quy định thì khi đi tiêm phòng dại thì phải đóng tiền, như vậy đây được xem là một giao dịch giữa ngành y tế và người bị chó dại cắn. Nếu như ngành y tế đã thu tiền thì phải có nghĩa vụ cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên trước khi quy trách nhiệm cần phải xác định được đâu là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người bị chó dại cắn để làm cơ sở giải quyết. M.Thuận (ghi) |
Quang Duẩn
Bình luận (0)