> Ngăn ngừa mầm bệnh dại trên đàn chó, mèo như thế nào?
Theo báo cáo của Chương trình phòng chống bệnh dại (CTPCBD), trước năm 1994, trong nước sản xuất vắc-xin dại từ mô não cừu, bê. Loại vắc-xin này có nhiều nhược điểm: chứa một lượng lớn virus chưa bất hoạt hoàn toàn và tính sinh miễn dịch kém (tiêm 18-21 mũi), lượng protein đưa vào cơ thể nhiều nên gây nhiều tai biến viêm não, viêm tuỷ dị ứng. Năm 1974, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đã nghiên cứu áp dụng kỹ thuật sản xuất vắc-xin dại từ não chuột 1-4 ngày tuổi theo phương pháp Fuenzalida.
So với vắc-xin sản xuất trước đó, vắc-xin này có tỷ lệ gây tai biến ít hơn, nên tỷ lệ gây tai biến viêm thần kinh, gây viêm não tuỷ dị ứng ít hơn. Tuy nhiên, số tử vong ở bệnh nhân đã tiêm vắc-xin còn ở mức cao. Theo thống kê, giai đoạn 1989-1994: trong số các trường hợp tử vong do bệnh dại có 10-16% bệnh nhân đã tiêm vắc-xin Fuenzalida. Từ năm 1996 trở lại đây, tỷ lệ này là 6-9%. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin này không cao.
Về độ an toàn của vắc-xin Fuenzalida, CTPCBD cho biết 100% người tiêm vắc-xin dại Fuenzalida có ít nhất 2 trong 10 phản ứng tại chỗ và toàn thân. Tỷ lệ phản ứng nặng: tê bì, liệt nhẹ chi, viêm não, viêm tuỷ dị ứng có 8/400.000 trường hợp tiêm (năm 2006). Trong đó, một số phát hiện muộn đã chịu di chứng nặng: liệt, mất khả năng lao động, giảm trí tuệ. Về sản xuất huyết thanh kháng dại, mỗi năm trong nước sản xuất từ 15.000 - 25.000 lọ. Huyết thanh này cũng có tỷ lệ dị ứng rất cao: 15% -20% trường hợp tiêm.
Tính mạng con người là số một. Chúng ta không phủ nhận những thành quả mà vắc-xin Fuenzalida đã có được trong hơn 30 năm qua, nhưng khi điều kiện có thể, cần có các giải pháp phù hợp để người dân được tiếp cận với các dịch vụ tốt hơn. Còn những tai biến với người tiêm hoàn toàn ngoài ý muốn. Với các trường hợp không may như vậy, cơ quan chuyên môn cần có sự quan tâm hỗ trợ chi phí điều trị cho người tiêm trước mắt cũng như lâu dài, nếu tai biến sau tiêm cần thời gian hồi phục. Những đơn vị hiện đang sử dụng vắc-xin dại Fuenzalida phải có cam kết giám sát chặt chẽ bệnh nhân để phát hiện sớm và xử lý phản ứng nếu có. Chúng tôi cũng sẽ xem xét, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ một phần cho người quá nghèo, người có chế độ ưu tiên đặc biệt và trẻ em dưới 15 tuổi trong trường hợp cần sử dụng vắc-xin an toàn. Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang |
Trước thực tế chất lượng của vắc-xin này cũng như trên cơ sở khuyến cáo nhiều lần của WHO về việc ngừng sử dụng vắc-xin Fuenzalida sản xuất từ mô não chuột (1996, 2001, 2005), một lần nữa các nhà chuyên môn đã chính thức đề nghị lên Bộ Y tế "sớm ngừng sử dụng vắc-xin Fuenzalida thay thế bằng vắc-xin dại tế bào có hiệu quả hơn và ít tai biến hơn. Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho viện Vắc-xin Nha Trang củng cố hệ thống sản xuất huyết thanh kháng dại tốt hơn".
Trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang khẳng định: "Việc ngưng sản xuất vắc-xin Fuenzalida sẽ có thể được đưa ra rất sớm. Tuy nhiên sẽ phải tính đến các nguồn cung và khả năng chi trả. Bộ đã có văn bản gửi 4 đơn vị có trách nhiệm để tìm nguồn vắc-xin dại an toàn thay thế cho vắc-xin gây tai biến. Việc này được thực hiện hết sức khẩn trương. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, Bộ sẽ phải làm việc với nhà sản xuất, làm rõ về quy trình, chất lượng sản phẩm, những yếu tố có thể gây nên những tai biến sau tiêm (chất lượng từ sản xuất, bảo quản, kỹ thuật tiêm...)".
Về giá cả vắc-xin nhập, ông Quang cũng nêu rõ: "Qua trao đổi ban đầu, nhà cung cấp vắc-xin dại tế bào - loại an toàn hiện nay đã cam kết không tăng giá. Ngoài ra, cùng lúc sẽ phải có 4-5 nguồn cung khác nhau, chứ không thể độc quyền. Theo tính toán, nhu cầu tiêm rất lớn: mỗi tháng cần 45.000 - 50.000 người tiêm vắc-xin dại, tương đương với nhu cầu 40.000ml vắc-xin. Vì vậy, ngoài việc an toàn, chi phí giảm thì còn cần phải đảm bảo nguồn cung ổn định. Việc ngưng sản xuất, ngưng sử dụng vắc-xin không an toàn cũng phải cùng với việc phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố này.
Liên Châu
Bình luận (0)