Ông bí thư chi bộ vượt khó
Lúc đó, chi bộ có năm đảng viên và Hải Thanh là đơn vị ngoài quốc doanh thứ hai tại thành phố xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp - một điểm sáng không dễ thấy ở nhiều nơi. Có lẽ, do cách cảm nhận tình hình của người đứng đầu. Nhớ hồi 2004, đoàn cán bộ ban tổ chức trung ương Đảng và thành ủy đến thăm mô hình, ông Dũng đã mạnh miệng phát biểu “đảng viên phải đi đầu trong việc phát triển kinh tế, phải làm kinh tế giỏi”. Mới mẻ. Táo bạo. Nhiều vị lãnh đạo ngạc nhiên. Lúc đó, thành phố đã có chủ trương này nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cảm nhận và áp dụng được.
Ông Tư Dân, Bí thư quận ủy Q.7, nhớ lại: “Khi quận xuống vận động, Hải Thanh hưởng ứng ngay. Họ đã xây dựng được chi bộ và hoạt động rất tốt. Nhờ đó mà doanh nghiệp đã nhiều lúc tự vượt qua được khó khăn”. Hồi 2003, lúc thành lập chi bộ, ông Dũng suy nghĩ: “Nhiều nơi, họ nghĩ có Đảng trong tổ chức sẽ bị giám sát, hạn chế trong kinh doanh. Tôi thì nghĩ doanh nghiệp có Đảng sẽ được hỗ trợ rất nhiều và là chỗ dựa vững chắc về tinh thần, nhất là khi mình biết vận dụng đúng các chủ trương, chính sách”. Thực tế sau rất nhiều lần chuyển dịch cơ cấu con giống, vật nuôi, cụ thể ở đây là các loài cá, Hải Thanh nhờ áp dụng đúng các chính sách, chủ trương nên đã thành công.
Trước mắt ông Dũng, còn rất nhiều việc phải làm |
Ông Dũng tập trung anh em lại giữa công viên, chia sẻ khó khăn, mọi người buồn lắm nhưng chẳng ai không thông cảm. Chợt đến chiều, có người bạn gọi cho ông Dũng kêu đến nhà cho mượn 3 lượng vàng. Mừng quýnh cả lên. Đến nơi, họ nói đã mượn được thêm các anh em khác 2 lượng nữa, tổng cộng là 5 lượng. Lúc đó, chạy về thì đã sang giờ chiều. Có tiền, anh em cũng chẳng về quê kịp, cũng chẳng gửi tiền về cho gia đình kịp. Thế là chia hết ra để mọi người sắm sửa bánh chưng, giò chả, ở lại ăn Tết với công viên... Ông Dũng ngậm ngùi: “Chỉ có lính, mới sống được với nhau như vậy”. Đến nay, chi bộ Hải Thanh đã kết nạp được thêm ba đảng viên mới, hai kỹ sư, một trung cấp ngành hải sản. Nhiều người đã lập gia đình, sinh con, ăn ở ngay dưới trại cá Củ Chi và tính chuyện gắn bó lâu dài...
Và giải bài toán cá Koi
Chăm sóc đàn cá Koi mới đẻ ở Củ Chi |
Cá Koi - Ảnh: N.L.N |
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi bên showroom |
Với Dũng “cá”, ra thị trường không phải chuyện đùa. Con cá ổn định là con cá phải nuôi sinh sản, sống được, thị trường trong nước mới bền vững. Ông Dũng nói: “Mình làm cá, không phải dựa phong trào, chờ may rủi kiểu “phong thủy” như cá la hán, hay quá phụ thuộc nhập khẩu như cá rồng. Đẻ ra bầy cá, bán cho khách mà không đảm bảo được nó có sống, có lớn, có đẻ, có đẹp hay không – tôi không có tâm để làm việc đó”.
Chia tay Dũng “cá”, càng bất ngờ hơn khi biết ông đã dồn sức đầu tư hơn 50 tỉ đồng cho dự án cá Koi này. Sau “thất bại nhớ đời” từ công viên nước, người Đảng viên này đã tự đứng dậy bằng đôi chân của mình, để xây dựng những mô hình “để đời” mới. Huyện, thành phố mừng, ủng hộ, khuyến khích nhân rộng mô hình. “Đất thép” đã nở hoa. Chi bộ Hải Thanh ngày một đoàn kết, vững mạnh. Lê Hữu Dũng đã có thời gian ước mơ về một thị trường cá Koi xuất khẩu sang Trung Quốc, châu u, Singapore… Và trên mảnh đất rừng vốn hoang hóa và còn nhiều dấu tích bom đạn chiến tranh này sẽ ngày xuất hiện nhiều hơn những trang trại cá du dịch lịch sinh thái – những Koi farm hấp dẫn, hiệu quả, hoành tráng.
Nguyễn Lê Nguyên
Bình luận (0)