Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Âu-Á ngày 28.10, Phó thủ tướng Nga Andrey Belousov cho rằng hành lang vận tải Bắc-Nam quốc tế (INSTC) có thể là tuyến đường vận tải biển thay cho kênh đào Suez, theo đài RT.
Hành lang vận tải Bắc-Nam quốc tế (đường màu đỏ) |
Wikipedia |
INSTC là hệ thống giao thông dài 7.200 km gồm đường biển, đường sắt và đường bộ giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và châu Âu. Theo đài RT, các chuyên gia cho rằng tuyến đường này có thể giảm 50% chi phí và tiết kiệm 20 ngày di chuyển. Ông Belousov dự kiến lượng hàng hóa của Nga đi qua tuyến đường này sẽ tăng gấp đôi đến năm 2030.
INSTC bắt đầu được xây dựng từ đầu thập niên 2000 và việc này được nhấn mạnh hơn khi các lệnh cấm vận của phương Tây buộc Nga phải dịch chuyển dòng thương mại từ châu Âu sang châu Á và Trung Đông.
Tàu chở container mắc cạn tại kênh đào Suez hồi năm 2021 |
REuters |
Ông Belousov nói rằng INSTC và các tuyến đường thay thế cho kênh đào Suez đang dần trở nên quan trọng vì sự dịch chuyển thị trường toàn cầu sang Trung Quốc, Đông Nam Á và vịnh Ba Tư. Trong khi đó, tuyến vận tải hiện có, tập trung vào tuyến Đông-Tây đã không còn đáp ứng các xu hướng toàn cầu và “tuyến Bắc-Nam có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đích thực của kênh đào Suez”.
Kênh đào Suez hiện là tuyến vận tải biển nước sâu huyết mạch kết nối châu Âu và châu Á. Phó thủ tướng Nga cho rằng sự đơn cực này đặt ra những nguy cơ cho nền kinh tế toàn cầu, nhắc lại sự cố vào năm 2021 khi một chiếc tàu container bị mắc cạn giữa kênh đào và gây gián đoạn nghiêm trọng.
Trong nỗ lực nhằm xây dựng các chuỗi cung ứng hậu cần mới và giúp cho tuyến INSTC có thể hoạt động, Nga đã đề xuất thiết lập một đơn vị vận hành quốc tế với Iran và Azerbaijan.
Chuỗi cung ứng mới sau đại dịch: Việt Nam cần gì để củng cố vị trí? |
Bình luận (0)