Trong khi đó, EU dường như bị thua thiệt nhiều nhất. EU và nhiều thành viên của khối tham gia khuôn khổ diễn đàn G20 và tham dự hội nghị cấp cao này, nhưng những mối quan tâm hàng đầu của EU là vấn đề Ukraine và người tị nạn lại chỉ rất mờ nhạt ở hội nghị.
EU muốn nâng vấn đề người tị nạn thành vấn đề toàn cầu và việc xử lý nó là chuyện chung của G20. Nhưng trên diễn đàn của G20, vấn đề này chỉ được đề cập qua loa. Ngay cả những cuộc gặp của ban lãnh đạo EU và cá nhân Thủ tướng Đức Angela Merkel với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng chẳng giúp ích được nhiều hơn cho EU.
Ở Hàng Châu, EU có cuộc trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Ukraine nhưng ông Putin cũng chẳng nhượng bộ đến mức EU có thể hài lòng. Cảm nhận chung có thể có được từ sự kiện ở Hàng Châu là tiếng nói của EU ngày càng bị mất trọng lượng và vai trò của EU bị suy giảm, thậm chí không còn được coi trọng.
|
Trong khi đó, ông Putin đã đưa lại bằng chứng cho thấy chính sách của phương Tây thực thi kể từ khi có chuyện ở Ukraine nhằm cô lập Nga và cá nhân ông Putin về chính trị đã thất bại như thế nào. EU phải tiếp xúc với ông Putin để bàn về vấn đề Ukraine và Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp ông Putin để bàn cách giải quyết vấn đề Syria. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề nghị ông Putin mở ra thời kỳ quan hệ mới. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngỏ ý tham gia Liên minh Kinh tế Âu - Á. Thời thế đã thay đổi mau lẹ như thế đó.
Bình luận (0)