Nga đang từng bước khôi phục đoàn tàu tên lửa hạt nhân thời Liên Xô trong nỗ lực đối phó chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ.
Tàu tên lửa RT-23 từng một thời khiến nhiều nước phương Tây đau đầu - Ảnh: Mapability.com
|
Đó là loại tàu lửa “tàng hình” qua mặt được ra đa của đối thủ và có thể phóng tên lửa hạt nhân ở mọi nơi mọi lúc. Hãng tin Itar-TASS mới đây dẫn một nguồn tin cho hay Viện Công nghệ nhiệt Moscow đang thiết kế một đoàn tàu dùng làm bệ phóng tên lửa. “Tuy chưa có quyết định bắt đầu sản xuất (đoàn tàu tên lửa) song nhiều khả năng sẽ có sớm thôi. Trong trường hợp thuận lợi nhất, đoàn tàu này có thể được triển khai vào năm 2019”, nguồn tin trên cho biết.
Chạy khắp lãnh thổ
Cũng theo Itar-TASS, các cuộc nghiên cứu kỹ thuật và dự toán chi phí sản xuất đoàn tàu “tàng hình” đang được tiến hành. Đây là một phần chương trình cải tổ lực lượng vũ trang trị giá 530 tỉ USD của Điện Kremlin.
Chạy khắp lãnh thổ
Cũng theo Itar-TASS, các cuộc nghiên cứu kỹ thuật và dự toán chi phí sản xuất đoàn tàu “tàng hình” đang được tiến hành. Đây là một phần chương trình cải tổ lực lượng vũ trang trị giá 530 tỉ USD của Điện Kremlin.
Việc Moscow khôi phục đoàn tàu tên lửa hạt nhân được cho là nhằm đối phó với chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ, vốn cho phép nước này tấn công bằng vũ khí thông thường ở mọi nơi mọi lúc trong vòng vài giờ đồng hồ. Tờ The Australian (Úc) nhận định đoàn tàu chở tên lửa hạt nhân chạy khắp lãnh thổ Nga và các quốc gia liên minh chắc chắn sẽ trở thành viễn cảnh đáng sợ.
Trên thực tế, việc triển khai tên lửa hạt nhân cơ động không mới mà nó từng hiện hữu từ thời Liên Xô. Tàu quân sự chở tên lửa hạt nhân cải trang thành tàu chở hàng hóa đã lần đầu tiên chạy dọc ngang trên các tuyến đường sắt Nga vào thập niên 1980.
Trên thực tế, việc triển khai tên lửa hạt nhân cơ động không mới mà nó từng hiện hữu từ thời Liên Xô. Tàu quân sự chở tên lửa hạt nhân cải trang thành tàu chở hàng hóa đã lần đầu tiên chạy dọc ngang trên các tuyến đường sắt Nga vào thập niên 1980.
Chúng có thể đi hơn 1.000 km/ngày mà không bị phát hiện, đồng thời có thể phóng tên lửa từ bất cứ nơi nào trong suốt hành trình của mình. Chính đặc điểm này khiến đoàn tàu tên lửa trở thành một phần quan trọng trong kho vũ khí của Liên Xô thời Chiến tranh lạnh và được ví von là đoàn tàu tử thần.
Năm 1983, Liên Xô bắt đầu thử nghiệm tàu lửa trang bị tên lửa RT-23 và chỉ khoảng 4 năm sau, đoàn tàu tên lửa đầu tiên đã được đưa vào hoạt động. Chúng trông giống như một chuyến tàu vận chuyển hàng hóa nên khó bị phát hiện. Tàu được lắp tới 20 bệ phóng tên lửa vào năm 1988 nhưng đội tàu tuần tra chiến đấu từng làm đối thủ đau đầu này đã kết thúc sứ mạng vào đầu những năm 1990, không lâu sau khi Liên Xô tan rã. Con tàu cuối cùng đã bị tháo dỡ vào năm 2007, theo trang International Business Times (Mỹ).
Thế nhưng Tổng thống Vladimir Putin thời gian gần đây đã hối thúc các lãnh đạo quân sự tăng cường khả năng của Nga, cả về kho vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây dâng cao. Đặc biệt, ông Putin đã ra lệnh khôi phục đoàn tàu tên lửa để làm đối trọng với chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ, theo lời trung tướng Sergei Karakayev, chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
Phiên bản cải tiến
Tàu tên lửa hạt nhân mới có nhiều cải tiến đáng kể mặc dù vẫn hoạt động trên nguyên tắc ngụy trang khéo léo để tránh bị phát hiện. Theo đó, đoàn tàu thế hệ mới có thể chạy trên đường ray thông thường và có thể phóng tên lửa dễ dàng hơn vì thế hệ tên lửa hạt nhân mới được cho là nhẹ hơn một nửa so với tên lửa những năm 1980. Ngoài ra, tốc độ di chuyển của tàu thế hệ mới đã được cải thiện đáng kể, từ đó củng cố thêm khả năng “tàng hình” cho loại vũ khí bí mật mới của Nga.
Sở hữu một đội tàu tên lửa hạt nhân được xem là một trong những chỉ dấu cho thấy Moscow đang chuẩn bị cho cuộc chiến tiềm tàng với phương Tây - cụ thể là chống Mỹ và NATO. Các dấu hiệu khác cho thấy Điện Kremlin đã sẵn sàng cho cuộc xung đột là mới đây Nga thông báo rằng Moscow sẽ ngừng hợp tác với Mỹ về các vấn đề an ninh hạt nhân.
Năm 1983, Liên Xô bắt đầu thử nghiệm tàu lửa trang bị tên lửa RT-23 và chỉ khoảng 4 năm sau, đoàn tàu tên lửa đầu tiên đã được đưa vào hoạt động. Chúng trông giống như một chuyến tàu vận chuyển hàng hóa nên khó bị phát hiện. Tàu được lắp tới 20 bệ phóng tên lửa vào năm 1988 nhưng đội tàu tuần tra chiến đấu từng làm đối thủ đau đầu này đã kết thúc sứ mạng vào đầu những năm 1990, không lâu sau khi Liên Xô tan rã. Con tàu cuối cùng đã bị tháo dỡ vào năm 2007, theo trang International Business Times (Mỹ).
Thế nhưng Tổng thống Vladimir Putin thời gian gần đây đã hối thúc các lãnh đạo quân sự tăng cường khả năng của Nga, cả về kho vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây dâng cao. Đặc biệt, ông Putin đã ra lệnh khôi phục đoàn tàu tên lửa để làm đối trọng với chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ, theo lời trung tướng Sergei Karakayev, chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
Phiên bản cải tiến
Tàu tên lửa hạt nhân mới có nhiều cải tiến đáng kể mặc dù vẫn hoạt động trên nguyên tắc ngụy trang khéo léo để tránh bị phát hiện. Theo đó, đoàn tàu thế hệ mới có thể chạy trên đường ray thông thường và có thể phóng tên lửa dễ dàng hơn vì thế hệ tên lửa hạt nhân mới được cho là nhẹ hơn một nửa so với tên lửa những năm 1980. Ngoài ra, tốc độ di chuyển của tàu thế hệ mới đã được cải thiện đáng kể, từ đó củng cố thêm khả năng “tàng hình” cho loại vũ khí bí mật mới của Nga.
Sở hữu một đội tàu tên lửa hạt nhân được xem là một trong những chỉ dấu cho thấy Moscow đang chuẩn bị cho cuộc chiến tiềm tàng với phương Tây - cụ thể là chống Mỹ và NATO. Các dấu hiệu khác cho thấy Điện Kremlin đã sẵn sàng cho cuộc xung đột là mới đây Nga thông báo rằng Moscow sẽ ngừng hợp tác với Mỹ về các vấn đề an ninh hạt nhân.
Theo trang International Business Times, Nga cũng đã thông báo sẽ tẩy chay hội nghị an ninh hạt nhân quốc tế do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì vào năm 2016. Ngoài ra, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin hồi tháng 9 vừa qua tuyên bố rằng Moscow sẽ nâng cấp hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân trong vài năm tới.
Ở phía bên kia, Mỹ cũng đã thông báo kế hoạch nâng cấp kho vũ khí hạt nhân trị giá 10 tỉ USD. Và từ năm 2020, Mỹ có kế hoạch chi 1.000 tỉ USD trong 30 năm kế tiếp để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, bao gồm chế tạo mới 12 tàu ngầm tên lửa và hơn 100 máy bay ném bom… Cuộc chạy đua nâng cấp kho vũ khí của Nga, Mỹ khiến nhiều người không khỏi lo ngại về khả năng Chiến tranh lạnh quay trở lại.
Ở phía bên kia, Mỹ cũng đã thông báo kế hoạch nâng cấp kho vũ khí hạt nhân trị giá 10 tỉ USD. Và từ năm 2020, Mỹ có kế hoạch chi 1.000 tỉ USD trong 30 năm kế tiếp để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, bao gồm chế tạo mới 12 tàu ngầm tên lửa và hơn 100 máy bay ném bom… Cuộc chạy đua nâng cấp kho vũ khí của Nga, Mỹ khiến nhiều người không khỏi lo ngại về khả năng Chiến tranh lạnh quay trở lại.
“Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân ở Crimea”
Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 15.12 khi được hỏi liệu Crimea có thể được xem là nơi triển khai vũ khí hạt nhân của Nga hay không, theo hãng tin Interfax. Ông nói: “Crimea hiện trở thành một phần của quốc gia có vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Và theo luật pháp quốc tế, Nga có quyền triển khai kho vũ khí hạt nhân hợp pháp phù hợp với lợi ích của mình và phù hợp với các nghĩa vụ pháp lý quốc tế”.
Ngoại trưởng Nga còn nhấn mạnh Crimea chưa bao giờ là khu vực phi hạt nhân theo luật quốc tế, mà chỉ từng là một khu vực thuộc Ukraine, nước không có vũ khí hạt nhân.
|
Bình luận (0)