Nga tái lập hoàn toàn căn cứ hải quân ở Crimea

22/12/2014 16:57 GMT+7

(TNO) Moscow đã tái lập hoàn toàn căn cứ của Hạm đội Biển Đen ở Crimea, vùng lãnh thổ tuyên bố tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga.

(TNO) Moscow đã tái lập hoàn toàn căn cứ của Hạm đội Biển Đen ở Crimea, vùng lãnh thổ tuyên bố tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga, theo Itar Tass.

Nga tái lập hoàn toàn căn cứ hải quân ở Crimea 1Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Hạm đội Biển Đen của Nga ở cảng Sevastopol, Crimea vào tháng 5.2014 - Ảnh: AFP
Tuyên bố được đại diện Hạm đội Biển Đen đưa ra hôm 21.12. Căn cứ của hạm đội có ở nhiều nơi nhưng Tổng hành dinh ở thành phố cảng Sevastopol, tây nam bán đảo Crimea, thuộc phía bắc Biển Đen.
Chức vụ chỉ huy căn cứ ở Sevastopol được bổ nhiệm cho Đại tá hải quân Yuri Zemsky, trước đó ông từng chỉ huy một sư đoàn hải quân của Nga đóng tại Địa Trung Hải.
Các đơn vị mới thành lập ở Crimea đã hợp nhất với phần còn lại của hải quân Nga, đảm nhận nhiệm vụ giám sát và bảo vệ Biển Đen trước sự xâm nhập của bên ngoài, theo Itar Tass.
Crimea trước đây là lãnh thổ của Nga và Hạm đội Biển Đen đã đóng tại cảng Sevastopol từ khi mới thành lập cách đây hơn 200 năm. Tháng 5.1954, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đã chuyển giao bán đảo Crimea cho Ukraine, lúc đó Ukraine vẫn thuộc Liên bang Xô Viết.
Nga tái lập hoàn toàn căn cứ hải quân ở Crimea 2Một góc thành phố cảng Sevastopol, tây nam bán đảo Crimea, phía bắc Biển Đen - Ảnh: Reuters
Kiev đã sử dụng Sevastopol làm cơ sở của hải quân Ukraine. Ngày 16.3, Crimea tổ chức trưng cầu dân ý, quyết định tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18.3 đã ký các thỏa thuận thống nhất với Crimea và cảng Sevastopol thuộc về Nga chỉ một ngày sau đó.
Moscow đang đẩy mạnh sáp nhập Crimea không chỉ về mặt lãnh thổ, mà còn về quân sự, kinh tế, tài chính, pháp lý và quản lý nhà nước, theo Itar Tass.
Kiev và phương Tây luôn phủ nhận tính hợp pháp trong hành động sáp nhập Crimea của Nga và tuyên bố vùng lãnh thổ này vẫn thuộc Ukraine. Moscow thì cho rằng việc sáp nhập là phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hợp với tiền lệ từng được thiết lập trước đây khi Kosovo tách khỏi Serbia vào năm 2008.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.