Theo AFP, Các phi đội máy bay chiến đấu trực chiến ngay cạnh thủ đô, còn hệ thống phòng không sẵn sàng phát hiện và xử lý những máy bay khả nghi. AFP dẫn lời ông Alexei Lavrishchev, Tổng cục phó Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết: “Sau nhiều năm chuẩn bị, chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch an ninh chắc chắn. Chúng tôi sẵn sàng cảnh báo và xử lý mọi mối đe dọa an ninh”.
64 trận đấu được phát sóng toàn cầu sẽ là cơ hội để Tổng thống Vladimir Putin giới thiệu Nga như là một nhà nước hiện đại đang giành lại vị thế siêu cường của Liên Xô trong quá khứ. Tuy nhiên, ông Putin không phải là người duy nhất tranh thủ tận dụng cơ hội vô song của World Cup. Các chuyên gia an ninh đang quan tâm đến nguy cơ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS cũng tiến hành những hành động trong thời gian này để chứng minh sự hiện diện của chúng ở Nga.
tin liên quan
Nga đối phó nguy cơ máy bay điều khiển từ xa khủng bố World Cup 2018Nga cho biết triển khai các thiết bị gây nhiễu được sử dụng ở Syria và cuộc chiến ở Ukraine để bảo vệ các sân tổ chức World Cup 2018 chống lại các âm mưu tấn công khủng bố bằng máy bay điều khiển từ xa.
Hồi cuối năm ngoái, bộ phận tuyên truyền của IS từng tung lên mạng xã hội những tấm ảnh các siêu sao bóng đá như Lionel Messi và Neymar trong bộ đồ màu cam mà các nạn nhân thường mặc trong các video hành quyết. Thông điệp kèm theo những hình ảnh này rất rõ ràng: “Các người sẽ không được tận hưởng sự an toàn cho đến khi chúng tôi cũng được sống an toàn tại các nước Hồi giáo”.
Các nhà phân tích cho rằng quy mô tầm cỡ của World Cup có thể khiến ngày hội bóng đá trở thành mục tiêu tấn công cho dù Nga đã không tiến hành chiến dịch đánh bom để ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hồi tháng 9.2015. Tuy nhiên, vai trò của Nga trong cuộc chiến chống IS và các nhóm phiến quân ở Chechnya và một số khu vực khác của người Hồi giáo ở Bắc Caucasus đã khiến nước này trở thành mục tiêu hàng đầu.
|
Trong vài tháng trước khi giải diễn ra, đài truyền hình quốc gia Nga thường xuyên phát sóng hình ảnh các cuộc tấn công quân sự nhắm vào các lực lượng phiến quân mà kết cục hoặc là đối phương chết trong bể máu hoặc là những lời thú tội của các tù binh. Nga cũng từng phải chứng kiến nhiều vụ đánh bom tự sát trên các phương tiện vận chuyển công cộng mà các tổ chức Hồi giáo đứng ra nhận trách nhiệm và đã giết chết hàng chục người trong 8 năm qua.
Bên cạnh nguy cơ khủng bố, các hooligan cũng là mối lo thường trực của chủ nhà Nga. Hồi chuồng báo động đỏ được gióng lên kể từ khi 150 cổ động viên (CĐV) Nga tấn công các CĐV Anh tại thành phố cảng Marseille (Pháp) tại EURO 2016. Vụ bạo loạn đẫm máu ấy khiến châu Âu bị sốc, trong khi các hooligan Nga tự xưng là vua của thế giới ngầm bóng đá.
|
Ban tổ chức World Cup 2018 đã nỗ lực ngăn chặn tái lặp lại vấn nạn trên bằng việc cấp thẻ Fan ID, buộc mọi người phải xuất trình thẻ này cùng với vé mới được vào sân. Ngoài ra, cảnh sát Nga với sự giúp đỡ của các đồng sự quốc tế đã tiến hành kiểm tra lai lịch những người đăng ký làm thẻ Fan ID để loại bỏ những kẻ gây rối tiềm năng. Gần 500 người đã bị từ chối cấp thẻ. Tuy nhiên, chừng đó biện pháp được đánh giá vẫn chưa đủ để ngăn cản CĐV quá khích của các nước không gây nên bạo lực một khi bị mất kiểm soát do quá chén.
Bình luận (0)