Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi

Phạm Hữu
Phạm Hữu
15/07/2024 12:12 GMT+7

Với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, đã tồn tại suốt 137 năm, từ đường Phước Kiến vẫn nằm lặng lẽ cạnh những tòa nhà hiện đại trong Bệnh viện Nguyễn Trãi (Q.5, TP.HCM).

Từ đường được xây từ năm 1887

Nhìn từ bên ngoài, ít ai biết được phía trong Bệnh viện Nguyễn Trãi có một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo đã tồn tại hơn trăm năm. Khi vào bên trong mới thấy công trình kiến trúc này vẫn uy nghi và hiện được gìn giữ gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Trước đó tại một số thôn làng như Tân Kiển, An Đông… (nay thuộc P.2 và 8, Q.5, TP.HCM) đều có rất nhiều ngôi mộ. Trong đó, Bang Phước Kiến cũng có một nghĩa trang tại đây. Theo truyền thống, ở mỗi nghĩa trang thường xây dựng một từ đường để tưởng nhớ những người đã khai hoang lập ấp. Do đó, từ đường Phước Kiến được xây dựng và đặt tên là Phước Kiến Nghĩa Tử.

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 1.

Công trình kiến trúc nghệ thuật từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong bệnh viện Nguyễn Trãi

Phạm Hữu

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 2.

Công trình cổ này nằm cạnh các tòa nhà hiện đại của bệnh viện

Phạm Hữu

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 3.

Nhìn từ phía cổng của từ đường có thể thấy rõ bài vị được thờ ở đây

Phạm Hữu

Lúc đầu, từ đường chỉ là một công trình đơn sơ, được xây dựng vào tháng 8.1887. Vào đầu thế kỷ XX, nhu cầu y tế ở Sài Gòn - Chợ Lớn ngày càng tăng nên nghĩa trang được di dời để xây dựng bệnh viện, nhưng từ đường vẫn được giữ lại.

Vì vậy, Phước Kiến Y viện được thành lập năm 1909. Khi ấy y viện chủ yếu trị liệu cho bệnh nhân bằng Đông y. Năm 1964, bệnh viện được xây dựng kiên cố, mở thêm nhiều phòng khám Tây y. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhóm Phước Kiến đã xây thêm Quan Âm Các ở khu đất phía sau từ đường. Đến năm 1978 được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Trãi. Năm 2004, từ đường này được trùng tu.

Từ đường Phước Kiến tọa lạc tại vị trí trung tâm bệnh viện Nguyễn Trãi, mặt trước hướng ra cổng. Từ cổng có thể nhìn thấy nhà bia, nơi ghi lại năm xây dựng bệnh viện. Sau nhà bia là một hồ cá hình bán nguyệt. Từ đường nằm cách hồ một khoảng sân nhỏ.

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 4.
Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 5.

Công trình mang đậm lối kiến trúc của người Hoa, trong hình là ngói lưu ly

Phạm Hữu

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 6.

Phía trước từ đường là hồ bán nguyệt

Phạm Hữu

Quần thể từ đường Phúc Kiến và Quan Âm Các đã tồn tại rất lâu đời, được UBND TPHCM công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2009.

Lối kiến trúc mang tính lịch sử, tâm linh

Thạc sĩ, kiến trúc sư Lê Hải Hồng Phong, Phó trưởng khoa Kiến trúc - Nội thất - Mỹ thuật ứng dụng Đại học Nguyễn Tất Thành, nhận xét từ đường ở bệnh viện Nguyễn Trãi theo lối kiến trúc cổ truyền của cộng đồng người Hoa.

Từ đường này được phân bố theo bố cục cơ bản theo các công trình cộng đồng của người Hoa như: hội quán, chùa… Với bố cục 3 phần lần lượt: sảnh đón, hành lang bao xung quanh thiên tỉnh (giếng trời), gian thờ. Kết cấu là hệ cột gỗ đặt trên bệ đá, hệ vì kèo đấu củng, ngói lưu ly vàng, nền gạch tàu. 2 bên gian thờ chính thường là nhà kho, hoặc gian thờ phụ. Lối bố cục này giúp người tiếp cận có một khoảng chuẩn bị về mặt tâm lý trước khi vào gian thờ hành lễ.

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 7.

Bên trong ngôi từ đường

Phạm Hữu

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 8.

Theo kiến trúc sư Lê Hải Hồng Phong công trình này có bố cục 3 phần lần lượt là: sảnh đón, hành lang bao xung quanh thiên tỉnh (giếng trời), gian thờ

Phạm Hữu

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 9.

Kết cấu là hệ cột gỗ đặt trên bệ đá

Phạm Hữu

Vì sao công trình kiến trúc này vẫn tồn tại được cho đến ngày nay dù đã trải qua hàng trăm năm, KTS Phong nghĩ rằng công trình này còn được lưu giữ đã thể hiện được tinh thần nhớ về nguồn cội, ghi nhận công đức tiền nhân của cộng đồng người Hoa cũng như người Việt. Về mặt giá trị nghệ thuật, các công trình này có kiến trúc không quá đặc sắc, đây là hình thức kiến trúc thường thấy của kiến trúc cổ Trung Hoa. Tuy nhiên, giá trị lớn mà các công trình này mang lại là lịch sử và tâm linh.

KTS Phong nói thêm nhà từ đường ở bệnh viện Nguyễn Trãi này là chứng nhân lưu giữ về lịch sử hình thành của cộng đồng người Hoa khi di dân ở Sài Gòn xưa, cũng như truyền tải được các giá trị nhân văn vì các từ đường này ngày xưa là nhà lưu giữ bài vị, khám chữa bệnh của cộng đồng.

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 10.

Mặt nghệ thuật ở từ đường Nguyễn Trãi là các bức tranh vẽ trên các xà ngang của hệ kết cấu vì cột

Phạm Hữu

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 11.
Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 12.

Mái ngói ở thiên tĩnh (giếng trời)

Phạm Hữu

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 13.

Công trình kiến trúc nghệ thuật Từ đường Phước Kiến này đã tồn tại 137 năm bên trong bệnh viện Nguyễn Trãi

Phạm Hữu

Ngắm từ đường Phước Kiến 137 tuổi trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi- Ảnh 14.

Phía sau từ đường là Quan Âm Các, cũng được xây dựng từ rất lâu. Đây là nơi thờ phụng các vị thần, Phật cũng là điểm tựa tâm linh cho những thân nhân, bệnh nhân khi đến điều trị tại bệnh viện

Phạm Hữu

Từ đường Nguyễn Trãi này đã được nhà nước công nhận di tích lịch sử, do đó, đã được qua những lần trùng tu và mang diện mạo tươi tắn hơn. Nằm ở vị trí đắc lợi về mặt phong thủy trong quy hoạch chung của bệnh viện, theo bố cục đất "tiền đường hậu chẩm", phía trước là hồ nước minh đường bán nguyệt. Lối phối màu cột đỏ sơn son, ngói lưu ly vàng, vì kèo sơn xanh đỏ bắt mắt khách tham quan.

Điểm đặc biệt về mặt nghệ thuật ở từ đường ở BV Nguyễn Trãi là các bức tranh vẽ trên các thanh xà ngang của hệ kết cấu vì cột. Các bức tranh rất tinh xảo và chứa đựng các điển tích Trung Hoa cổ đại, từ các trích đoạn từ Võ Tòng đả hổ trong Thủy Hử, đến tranh về Bát tiên quá hải, Lã Vọng buông câu. "Tôi đánh giá đây là điểm nhấn rất thú vị về nghệ thuật của từ đường ở BV Nguyễn Trãi", KTS Phong nhìn nhận.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.