Trong tương lai, nhiệm vụ của các ngân hàng là làm thế nào để các khách hàng cá nhân cảm thấy vui vẻ và yên tâm giao phó túi tiền của mình. Nhưng hiện tại, câu chuyện bán lẻ thời hiện đại đang được các ngân hàng giải quyết như thế nào?
Tiếp tục đẩy bán lẻ
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng tiêu dùng năm 2017 ước tăng 65%, trong khi năm 2016 tăng 50,2%. Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ đã tăng từ mức 12,3% (năm 2016) lên tới mức 18% (năm 2017).
Trong khi người dân có xu hướng vay mượn nhiều hơn ở ngân hàng để chi tiêu, các ngân hàng cũng tiếp tục đẩy mạnh chuyển hướng từ bán buôn sang bán lẻ, tức hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân, thay vì nhóm khách hàng doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, ngành ngân hàng có thể tăng trưởng gấp đôi trong 5 năm tới, gấp 2-3 lần tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và mảng ngân hàng bán lẻ vẫn là điểm nhấn. Thực tế, thị trường phát hành thẻ dù được nhiều người nhận định là quá dư thừa nguồn cung, nhưng nhiều ngân hàng vẫn định hướng đẩy mạnh vào hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng. Thị trường rộng lớn còn đang bỏ ngỏ bởi một lượng lớn dân cư chưa biết đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ở thị trường nông thôn. Vậy, các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng quy mô nhỏ, sẽ vươn lên như thế nào trong bối cảnh này?
Nỗ lực của ngân hàng quy mô nhỏ
Trong vài năm trở lại đây, các dịch vụ của ngân hàng bán lẻ chủ yếu là tiết kiệm, thanh toán, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Cùng với đó, các sản phẩm tài chính liên kết (như với bảo hiểm hay đầu tư), cũng sôi động không kém và triển khai ngày càng nhiều hơn.
|
Trong rất nhiều tiện ích Bản Việt mang đến cho khách hàng trải nghiệm gần đây, phải kể đến 2 dịch vụ nổi trội trên thị trường: tin nhắn SMS số dư tiền gửi (khi khách hàng gửi và tất toán) và video call trên mobile app.
Với hình thức video call, ranh giới giữa phần mềm trực tuyến và chi nhánh ngân hàng đã dần được xóa bỏ khi khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên của ngân hàng. Tính năng này không chỉ mang lại sự thân thiện mà còn tạo sự an tâm và tin tưởng cho khách hàng.
Một dịch vụ mới cần phải kể đến trong thời gian gần đây là việc Ngân hàng Bản Việt triển khai dịch vụ nhắn tin SMS tự động thông báo số dư tiền gửi khi khách hàng gửi hoặc tất toán tiền gửi. Với dịch vụ này, khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát số dư của từng tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, từ đó bảo đảm các khoản tiền tích lũy luôn được an toàn.
Cả 2 tiện ích trên đều được miễn phí và khách hàng chỉ cần truy cập hoặc đăng ký bằng những thao tác rất đơn giản là có thể sử dụng được.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong tháng 4 này, Ngân hàng Bản Việt ký kết với Tập đoàn FPT để triển khai dự án “Hệ thống thẩm định và phê duyệt tín dụng (LOS)”. Hệ thống này mang lại lợi ích là tự động hóa tối đa các bước trong quy trình cấp tín dụng, tức giảm thiểu sai sót thủ công từ phía nhân viên ngân hàng. Thêm nữa, tự động hóa giúp giảm thiểu chi phí giấy tờ và các vận hành liên quan, giúp ngân hàng giám sát và quản trị rủi ro chặt chẽ, dễ dàng và minh bạch hơn.
“Ngoài việc nỗ lực cải tiến về cả dịch vụ chăm sóc khách hàng lẫn đổi mới về cách thức quản lý để mở rộng quy mô, không thể phủ nhận vai trò của công nghệ phục vụ bán lẻ là một phần tất yếu trong chiến dịch tập trung vào khách hàng của ngân hàng. Công nghệ cũng có thể tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng và Bản Việt sẽ tập trung cho chiến lược này để nhanh chóng tạo ra lợi thế”, đại diện Ngân hàng Bản Việt cho biết.
Thực tế cho thấy các ngân hàng bán lẻ Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với 4 thách thức chính: 1) Thiếu sự khác biệt và đột phá về sản phẩm, 2) Quy trình và cơ sở hạ tầng tương đối yếu, 3) Khả năng sinh lời thấp và 4) Chưa phát triển được gói dịch vụ toàn diện phù hợp với nhu cầu khách hàng. Để giải bài toán này, hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu "Khách hàng là trung tâm", nhưng cụ thể khách hàng được đặt trung tâm như thế nào, đâu là điểm trọng tâm mà khách hàng cần là điều mà các ngân hàng cần phải đầu tư để tạo ra chiến lược riêng. Với sự năng động, linh hoạt và quyết tâm của mình, các ngân hàng nhỏ cũng không hề chậm chân trong khi cơ hội thị trường còn rất lớn, hứa hẹn sẽ trở thành những “đối thủ đáng gờm” trong ngành ngân hàng. Sự thành công trong việc thu hút và giữ chân khách hàng không chỉ đến từ những đầu tư quá lớn, mà đôi khi chỉ từ những tiện ích đơn giản nhưng thiết thực dành cho số đông khách hàng. Và Bản Việt là một trong những ngân hàng đã nỗ lực để làm được điều này.
Bình luận (0)