Ngân hàng góp phần đẩy lùi tín dụng đen

22/04/2019 15:54 GMT+7

Với mạng lưới phủ rộng đến tận các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, cùng chiến lược “ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”, LienVietPostBank đang góp phần không nhỏ vào việc giải cứu bà con nông dân khỏi tín dụng đen.

Đồng thời, mở cửa mưu sinh, vươn lên làm giàu.

Tín dụng hưu trí giúp dân thoát nghèo

Được thành lập năm 2008 trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, sau 11 năm hoạt động, LienVietPostBank đã trở thành ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn hàng đầu Việt Nam.
Đến nay, nhà băng này đã phủ khắp 63/63 tỉnh thành đến tận các huyện, xã với gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng, hơn 1.000 Phòng giao dịch bưu điện (PGDBĐ) và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện trên toàn quốc. Trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho LienVietPostBank nâng cấp gần 150 PGDBĐ thành Phòng giao dịch Ngân hàng và con số này tiếp tục được gia tăng năm 2019. Kết quả này, đáng nói chỉ diễn ra trong vòng 11 năm, một hành trình để đạt được với nhà băng khác cũng phải mất đến cả trăm năm. Đó chính là nhờ sự táo bạo, đột phá khi LienVietPostBank chính thức hợp tác với Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam).
Mạng lưới rộng lớn phủ khắp các địa bàn từ thành thị đến tận nông thôn, vùng sâu vùng xa… LienVietPostBank đang tận dụng lợi thế này để vừa mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho bà con nông dân, hộ kinh doanh với sản phẩm thiết thực, gần gũi, hiệu quả. Rất nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
“Nhà tôi không có tài sản gì đáng giá thế chấp, gõ cửa nhiều ngân hàng vay vốn cho cậu con trai mở xưởng gỗ mà không được. Nhờ sản phẩm Tín dụng hưu trí, tôi được LienVietPostBank cho vay 150 triệu đồng căn cứ trên sổ lương 7 triệu đồng. Xưởng gỗ mở ra, cậu con trai tu chí làm ăn, nay đời sống rất ổn định, không con bấp bênh như trước”, bác Lê Văn Thanh, xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chia sẻ.
Bà Lê Thị Thanh Nga, Phó Tổng Giám đốc LienVietPostBank cho biết, không chỉ Tín dụng hưu trí, LienVietPostBank đã và đang triển khai mạnh mẽ, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ các mục đích tiêu dùng cũng như sản xuất - kinh doanh của người dân. Đặc biệt, các sản phẩm như cho vay tái canh cây cà phê, cho vay chăm sóc hồ tiêu, cao su, cho vay đầu tư và phát triển cây mắc ca… đã phục vụ gần 32.000 lượt vay của khách hàng, góp phần cải thiện đời sống của những đối tượng chính sách, đặc biệt là các hộ nghèo ở các vùng sâu, vùng xa…

Ngân hàng bán lẻ 4.0 của mọi người, mọi nhà

Để thực hiện mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam - Ngân hàng của mọi người”, LienVietPostBank đang tiếp tục mở rộng mạng lưới, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu huy động vốn (tiết kiệm trong dân cư) và cho vay theo định hướng bán lẻ, hướng về khu vực nông thôn, chú trọng cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của NHNN. Qua đây cũng góp một phần đẩy lùi nạn tín dụng đen đang hoành hành tại các vùng sâu vùng xa. Hiện nay, tỷ trọng huy động tiết kiệm trong dân cư của LienVietPostBank đạt khoảng 60%, cho vay nhỏ lẻ đạt 50%, những tỷ lệ này sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, một yếu tố then chốt trong chiến lược bán lẻ của ngân hàng là đổi mới và hiện đại hóa công nghệ. Từ năm 2017, LienVietPostBank đã hoàn thành nâng cấp core banking lên phiên bản mới nhất của Oracle, chuyển đổi core thẻ hiện đại của Smart Vista, nâng cấp Ví Việt để cung cấp các tính năng, tiện ích của dịch vụ của ngân hàng số, phù hợp xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt. Tin tưởng vào những mục tiêu đề ra, ông Phạm Doãn Sơn - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc LienVietPostBank khẳng định: “Với những bước phát triển có tính ổn định, bền vững trong năm 2018 và nhiều năm trước đó, cùng sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn hệ thống, tôi tin những mục tiêu mà LienVietPostBank đặt ra trong năm 2019 và những năm tiếp theo hoàn toàn thực hiện được”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.