Hơn 500.000 tỉ đồng là tổng mức đầu tư đã được Chính phủ duyệt nhằm thực hiện đầu tư cho các công trình, dự án và 16 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Theo đề xuất của Chính phủ, 500.000 tỉ đồng bao gồm 225.000 tỉ đồng nguồn trái phiếu Chính phủ (TPCP) và 276.372 tỉ đồng cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Riêng TPCP lẽ ra trong 5 năm tới, để đáp ứng đủ nhu cầu con số thực phải lên tới 500.000 tỉ đồng (tính cả trượt giá).
Tôi thực sự lo lắng cho kế hoạch phát hành chưa được rõ ràng, cụ thể cho những năm tiếp theo
|
|
ĐB Trần Hoàng Ngân |
Thảo luận tại hội trường ngày 8.11, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) hỏi: "Tới nay Chính phủ đã phát hành bao nhiêu tiền từ TPCP để thực hiện các dự án, bao nhiêu để bù đắp bội chi ngân sách? Trong khi, mỗi năm chúng ta vay trong nước 84.500 tỉ đồng, phát hành TPCP 45.000 tỉ đồng. Vậy phát hành ở đâu, ai là người mua? Chưa kể phát hành trái phiếu làm gián tiếp tăng cung tiền, đẩy lạm phát tăng. Tôi thực sự lo lắng cho kế hoạch phát hành chưa được rõ ràng, cụ thể cho những năm tiếp theo”.
Lo lãng phí kép
|
Không chỉ lo ngại về sự lệch pha giữa khả năng thu xếp vốn và nhu cầu đầu tư các dự án, các ĐBQH khi rất bức xúc về tình trạng kém hiệu quả, lãng phí trong đầu tư công từ nguồn trái phiếu. Theo ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình), vấn đề quan trọng trong giai đoạn tới phải xác định rõ ràng mục tiêu các DA tiếp tục, các dự án giãn hoãn, đình chỉ. ĐB Phương kiến nghị cần xem xét lại yếu tố kỹ thuật từng dự án, không chỉ ưu tiên thời gian hoàn thành sớm 2012-2013, mà căn cứ vào sự hiệu quả, tránh tình trạng địa phương chạy đua dự án để ghi công, lấy vốn rồi lại bỏ rơi các dự án khác.
Theo Báo cáo thẩm tra của QH, riêng trong năm 2011 việc rà soát, cắt giảm các dự án chưa nghiêm túc, thiếu quy định, tiêu chí cụ thể. QH chỉ cho phép bổ sung 40 dự án mới vào danh mục, tuy nhiên có tới 333 dự án được khởi công mới không thuộc danh mục sử dụng vốn TPCP. Giai đoan 2011-2015 Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH nhất trí với Chính phủ bố trí vốn TPCP cho cả giai đoạn 225.000 tỉ đồng, bình quân 45.000 tỉ đồng/năm. |
ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cho rằng Bộ KH-ĐT chưa có cơ chế kiểm soát, nên kinh phí cho các dự án, công trình vượt quá khả năng chịu đựng. Cùng với đó, chính quyền các cấp chưa thực sự nghiêm túc cắt giảm, điều chỉnh các dự án vin vào lý do thiếu những tiêu chí nên còn tùy tiện. “Nguồn vốn TPCP dành cho y tế năm 2011 khoảng 4.000 tỉ đồng, trong đó có 1.800 tỉ đồng đầu tư một số bệnh viện các vùng khó khăn. Nhưng vì cắt giảm đầu tư công đã dẫn tới một số bệnh viện đang đầu tư dở dang phải dừng lại gây lãng phí”, ĐB Nguyệt nói.
Nhận xét một cách ngắn gọn và đầy đủ về hiệu quả đầu tư vốn trái phiếu, ĐB Trần Hoàng Ngân trích một đoạn kết luận của Kiểm toán Nhà nước trong tháng 7.2011: Đăng ký nhu cầu vốn, xét duyệt thiếu chặt chẽ; lập thẩm định còn nhiều sai sót, khi thực hiện điều chỉnh làm vỡ kế hoạch vốn. Chính sách, chế độ và cơ chế quản lý nguồn vốn còn bất cập, ảnh hưởng đến quản lý vốn ngân sách nhà nước. Kết quả kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính vốn TPCP 462,7 tỉ đồng. “Tôi muốn Chính phủ cung cấp số liệu cụ thể, hiện bao nhiêu dự án đã hoàn thành đến nay chưa bố trí được vốn, dự án nào cấp bách trong 2012 và 2013”, ĐB Ngân nói.
CPI 2011-2015 là 5 - 7% Cũng trong buổi sáng 8.11, với 446/458 ĐB tán thành, chiếm 89,2% tổng số ĐB tham gia, Quốc hội đã thông qua toàn bộ Nghị quyết kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Một số mục tiêu chủ yếu: - Tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng 6,5-7% - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 5-7% - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 33,5% đến 35% GDP - Giảm nhập siêu từ 2012, phấn đấu đến 2015 chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu - Bội chi ngân sách 2015 còn 4,5% GDP (tính cả trái phiếu Chính phủ) - Nợ công 2015 không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ quốc gia không quá 50% GDP. |
Anh Vũ
Bình luận (0)