|
“Trong biên bản đo đạc của các cơ quan chức năng khẳng định diện tích đất được đền bù của gia đình tôi là 135,8 m2 nhưng trên thực tế, Hội đồng của huyện đã cố ý làm sai lệch hồ sơ, chỉ đền bù cho gia đình tôi 121,7 m2 đất. Ngoài ra, giá đất quá thấp, chỉ 1 triệu đồng/m2 khiến gia đình tôi rất bức xúc”, bà Ngô Thị Xuân, ngụ xóm 10 nói.
Một người dân khác cùng xóm, anh Lương Văn Khương cũng phản ánh: Hội đồng của huyện Kỳ Anh đã chia ra quá nhiều loại giá đất khác nhau để đền bù cho người dân. Nhiều lô đất của các hộ gia đình mặc dù có cùng diện tích và nằm cạnh nhau nhưng giá trị được đền bù lại chênh lệch nhau gấp 3 - 4 lần.
Bức xúc, ngày 21.3, hàng trăm người dân tập trung hai bên QL1A (đoạn qua xóm 10, xã Kỳ Phong) kiên quyết không cho thi công dự án. Công an huyện Kỳ Anh đã phải huy động lực lượng, phối hợp cùng Công an xã Kỳ Phong đến hiện trường cưỡng chế GPMB. Trong khi xô xát, 1 người dân bị ngất, phải đi cấp cứu, 3 người khác bị công an bắt giữ đưa về trụ sở.
Ông Nguyễn Xuân Tào, Trưởng công an xã Kỳ Phong xác nhận việc lực lượng công an đã xô xát với dân và công an huyện đã bắt giữ 3 người dân quá khích lên ô tô công vụ, đưa về trụ sở làm việc.
Còn ông Phan Đức Phú, Phó chủ tịch Hội đồng huyện Kỳ Anh thì lý giải: Giá bồi thường căn cứ vào luật Đất đai và đơn giá đất quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh trong hai năm 2013-2014, với 7 mức đền bù khác nhau và điều đó là phù hợp. “Cả xã Kỳ Phong có tổng cộng 477 hộ dân nằm trong diện đền bù, GPMB QL1A nhưng đến nay chỉ còn 43 hộ không đồng tình. Như vậy là ít rồi. Sắp tới, chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết thấu đáo quyền lợi cho người dân”, ông Phú nói.
Nguyên Dũng
>> Đi bộ từ Hà Nam lên Hà Nội kiến nghị về tiền đền bù đất
>> Sốc' khi người dân bị giới đầu cơ cướp tiền đền bù đất
>> Trung Quốc tăng đền bù đất đai
>> Khởi tố hàng loạt cán bộ xã lập khống hồ sơ đền bù đất
Bình luận (0)