Ngành Điều dưỡng – xu thế nghề nghiệp của tương lai

29/11/2016 18:43 GMT+7

Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số toàn cầu sẽ cán mốc 9,7 tỉ người vào năm 2050 và cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao.

Có thể nói ngành Điều dưỡng được tạp chí Entrepreneur (Mỹ) liệt kê vào một trong 10 xu thế ngành nghề quan trọng của thế giới.
Thiếu trầm trọng nguồn nhân sự điều dưỡng
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada... đều gặp phải tình trạng thiếu điều dưỡng viên nghiêm trọng, riêng con số thống kê ở Mỹ lên tới 500.000 người. Tại xứ sở chuột túi, nhu cầu việc làm trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi tăng trưởng hàng năm là 102% so với mức trung bình 13% của các ngành khác. Thậm chí, những quốc gia này phải thu hút điều dưỡng viên chất lượng đến từ các nước khác bằng cách nới lỏng luật di trú, trả lương cao hơn...
Ở Việt Nam, từ năm 2011, dân số chính thức bước vào giai đoạn già hóa với tuổi thọ trung bình tăng liên tục trong các thập kỷ qua, do đó nhu cầu đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn. Tuy nhiên, nguồn điều dưỡng của Việt Nam thực tế mới chỉ đáp ứng được 1/3 quy định của Nhà nước về chế độ điều dưỡng. Theo Bộ Y tế, nhân lực ngành điều dưỡng ở Việt Nam đang ở mức thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo 1 bác sĩ cần 4 điều dưỡng thì ở nước ta, tỉ lệ này chỉ là 1 bác sĩ có 1,5 điều dưỡng.
Khoa Điều dưỡng Đại học Yersin Đà Lạt hướng tới giáo dục bền vững
Nếu như ở Thái Lan, Philippines đã có những chương trình đào tạo điều dưỡng theo từng chuyên ngành như: lão khoa, nhi khoa, người lớn, chăm sóc gia đình, cộng đồng, sức khỏe tâm thần… thì ở Việt Nam, nhiều trường Đại học đã kịp thời nắm bắt nhu cầu của xã hội, không ngừng mở rộng nâng cao chất lượng giảng dạy. Khoa Điều dưỡng, trường Đại học Yersin Đà Lạt là một điển hình.
Là đơn vị đào tạo cử nhân đại học chuyên ngành điều dưỡng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ngay từ khóa tuyển sinh đầu tiên vào tháng 8.2007, Khoa Điều dưỡng trường Đại học Yersin Đà Lạt đã đề ra mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn quốc gia, trình độ tương xứng các nước trong khu vực. Theo đó, các sinh viên tốt nghiệp không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi sức khỏe một cách hiệu quả cho người bệnh mà còn chú trọng tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nắm rõ quy tắc y đức nghề thầy thuốc “lương y như từ mẫu”.
Ngành Điều dưỡng – xu thế nghề nghiệp của tương lai
Khoa Điều dưỡng trường Đại học Yersin Đà Lạt đẩy mạnh phương pháp dạy và học tích cực
Để có thể hiện thực hóa quyết tâm trên, Ban lãnh đạo nhà trường đã mạnh dạn trang bị cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường liên kết hợp tác quốc tế, mở ra nhiều cơ hội học hỏi, cọ xát cho sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành.
Đầu tư cơ sở vật chất
Để đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt nhất cho Khoa Điều dưỡng, trường Đại học Yersin Đà Lạt chú trọng xây dựng, nâng cấp hệ thống các phòng học lý thuyết, thực hành khang trang, rộng rãi. Trong đó, luôn đảm bảo đủ 5 phòng học chuẩn (50 sinh viên mỗi phòng) có bàn ghế cơ động, dễ sắp xếp theo yêu cầu của chủ đề buổi học, lắp đặt các trang thiết bị nghe nhìn hiện đại như máy chiếu, màn hình led...
Bên cạnh đó, với hơn 10 phòng thí nghiệm, thực hành như phòng Tin học, Sinh học đại cương, Giải phẫu - Mô phôi, Điều dưỡng cơ bản - Hồi sức cấp cứu, Vi sinh - Ký sinh, Điều dưỡng nội - nhi - truyền nhiễm, Điều dưỡng ngoại - Phụ sản, Hóa vô cơ - Hữu cơ - Hoá sinh... các sinh viên Khoa Điều dưỡng của trường có những giờ học thực nghiệm bằng trực quan sinh động và phong phú.
Cải tiến phương pháp giảng dạy
Ngoài việc học trên giảng đường, các thầy cô giáo còn áp dụng các phương pháp dạy và học tích cực như: thực tập cộng đồng, làm việc nhóm, lý thuyết kết hợp thực hành, sinh viên học chủ động... Theo đó, phương pháp này lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo của người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đây là một biện pháp rất quan trọng để nâng cao chất lượng. Khoa luôn quan tâm thực địa, thực hành nên tỉ lệ thời gian thực hành với thời gian lý thuyết của các bộ môn chuyên ngành là 50:50.
Song song, phương pháp đánh giá kết quả học tập chủ yếu là MCQ (trắc nghiệm) và MEQ (trả lời ngắn) kết hợp các hình thức thi viết luận, bài tập tình huống. Trong đó, tiêu chí sinh viên chuyên cần chiếm 10% tổng điểm.
Ngành Điều dưỡng – xu thế nghề nghiệp của tương lai 1
Trường ĐH Yersin Đà Lạt hợp tác với các trung tâm y tế xã, phường và các bệnh viện để sinh viên thực tập
Sinh viên theo học tại trường, ngoài chương trình đào tạo chuyên môn, còn được tham gia các môn bổ trợ như: tiếng Anh chuyên ngành, tin học, kỹ năng mềm... Ngoài ra, những sinh viên có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện sẽ được học miễn phí các lớp tiếng Nhật và tiếng Pháp để sau khi hoàn thành khóa học có thể tiếp tục học tập hoặc lao động tại nước ngoài.
Những trái ngọt từ vườn ươm
Với chất lượng đào tạo vượt trội, phần lớn các sinh viên Khoa Điều dưỡng, trường Đại học Yersin Đà Lạt sau khi tốt nghiệp đều làm đúng công việc đã theo học tại các bệnh viện lớn. Trong đó, có hơn 20 sinh viên được tiếp nhận vào công tác tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, một số sinh viên giữ vị trí trưởng Khoa Điều dưỡng ở các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố, tiêu biểu như bà Ngô Thị Tú Oanh - Điều dưỡng trưởng khoa Nội 2, bà Phan Thị Uyên Ly - Điều dưỡng trưởng khoa Tai mũi họng và ông Trần Văn Ngọc - Điều dưỡng trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng; ông Trương Quang Hoàng - Điều dưỡng trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM; bà Nguyễn Thị Ngọc Kha - Phó phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh... Ngoài ra, một số cựu sinh viên của Khoa hiện đang làm giảng viên tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, Cao đẳng Y tế Phú Yên, Cao đẳng Y tế Lâm Đồng...
Ngoài ra, nắm bắt nhu cầu lớn của Nhật Bản về nguồn lao động có chuyên môn, thành thạo ngôn ngữ bản địa trong ngành y tế, chăm sóc sức khỏe, trường Đại học Yersin Đà Lạt đã hợp tác với Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực châu Á tập huấn miễn phí ngắn hạn 3 tháng tại Nhật nhằm mở ra cơ hội giúp sinh viên theo học tại trường nâng cao tay nghề, tăng sức cạnh tranh trên thị trường việc làm trong và ngoài nước. Từ tháng 9.2015 đến nay đã có 10 sinh viên của Khoa được đi tập huấn tại Nhật Bản theo chương trình này. Đặc biệt, theo khế ước lao động giữa trường Đại học Yersin Đà Lạt và Trung tâm Nguồn nhân lực châu Á, hàng năm Trung tâm sẽ đưa những sinh viên xuất sắc của Khoa được tiếp tục học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Với những thành tích và kết quả đạt được, Tiến sĩ Bác sĩ Đỗ Văn Chính - trưởng Khoa Điều dưỡng trường Đại học Yersin Đà Lạt cho biết sẽ nỗ lực hơn trong việc đào tạo các thế hệ cử nhân điều dưỡng có y đức trong sáng, chuyên môn vững vàng, đáp ứng tốt các yêu cầu của điều dưỡng viên ngày càng khắt khe.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.