Dữ liệu của tháng 3 cho thấy cả sản lượng sản xuất và số lượng đơn đặt hàng mới đã hồi phục ở mức khiêm tốn, sau khi có sự sụt giảm trong tháng trước. Các công ty đã tăng nhẹ số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong thời gian tới. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới của tháng 3 lần đầu tiên tăng trong 11 tháng qua.
Các nhà sản xuất cho rằng doanh thu hàng xuất khẩu mới tăng trưởng gần đây là nhờ vào nhu cầu từ phía các khách hàng ở Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan được cải thiện.
Tuy nhiên, lạm phát chi phí đầu vào đã tăng nhanh trong tháng 3 thể hiện trong các báo cáo về các loại giá tăng trên các thị trường hàng hóa quốc tế. Các nhà sản xuất Việt Nam báo cáo mức tăng chi phí mua hàng mạnh nhất kể từ tháng 9 năm ngoái, với tỷ lệ lạm phát tăng trở lại lên trên mức trung bình của lịch sử khảo sát.
Mức tăng giá đầu vào đã được chuyển sang cho khách hàng dưới hình thức giá bán cao hơn. Giá cả đầu ra đã tăng tháng thứ hai liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 4.2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá bán hàng vẫn thấp hơn tốc độ tăng chi phí đầu vào. Một số công ty cho rằng đó là do các điều kiện thị trường yếu kém và mức độ cạnh tranh mạnh mẽ.
Các nhà sản xuất Việt Nam duy trì lượng hàng tồn kho giảm trong tháng 3 dẫn tới việc nguyên liệu thô và thành phẩm tồn kho đều tiếp tục giảm. Trong khi đó, hoạt động mua hàng đã tăng lên lần thứ hai trong ba tháng qua, phản ánh hoạt động sản xuất đã tăng lên.
Thanh Xuân
>> Tiêu thụ nhiều nhưng hàng tồn kho không giảm
>> Tồn kho tăng, sức mua vẫn yếu
>> Tồn kho lượng yến sào hơn 70 tỉ đồng
>> Gỡ "tồn kho, nợ xấu" cho thị trường bất động sản
>> Tồn kho không đến nỗi bi đát
>> Kiến nghị Chính phủ giải quyết hàng tồn kho và nợ xấu
>> “Hàng tồn kho ăn hết vốn doanh nghiệp”
>> Kinh tế VN rơi vào giảm phát: Doanh nghiệp tắc thở vì hàng tồn kho
Bình luận (0)