Kiến nghị Chính phủ giải quyết hàng tồn kho và nợ xấu

16/10/2012 11:01 GMT+7

(TNO) Đây là khuyến nghị chính của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu trình bày trong phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 16.10.

>> Sắp kết luận thanh tra tại 2 ngân hàng lớn
>> Nguyên Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng Việt Á bị khởi tố
>> Đề nghị triệu tập 12 cán bộ Ngân hàng Vietinbank
>> Nhiều ngân hàng lớn bị điều tra
>> Cán bộ ngân hàng chiếm đoạt tiền của khách

Bên cạnh ghi nhận những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội (KT-XH) 9 tháng đầu năm, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng cho thấy còn nhiều lo ngại về tình hình phát triển KT-XH, thể hiện qua con số lạm phát hạ nhanh hơn mức dự kiến, cùng với việc nhập siêu giảm liên tục và xuất siêu 9 tháng vừa qua.

Thực trạng đáng lo ngại khác được cơ quan thẩm tra chỉ ra trong báo cáo, đó là cơ chế quản lý thị trường vàng, nhất là về hoạt động quản lý và kinh doanh vàng miếng, chưa mang lại hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá thế giới.

Để giải quyết những khó khăn, thách thức trong thực hiện nhiệm vụ KT-XH nói trên trong 3 tháng cuối năm 2012, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tập trung khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt của nền kinh tế là “hàng tồn kho và nợ xấu".

“Tồn kho càng lớn thì nợ xấu càng tăng lên. Do vậy, giảm hàng tồn kho vừa là giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ sản xuất, vừa là giải pháp giảm nợ xấu một cách hữu hiệu, khắc phục nhanh tình hình khó khăn hiện nay”, ông Giàu nhấn mạnh.

Đi liền với giải pháp trên, Ngân hàng Nhà nước cần xác định chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu; xử lý nợ xấu trên nguyên tắc ngân hàng thương mại phải tự chịu trách nhiệm, tự chủ động giải quyết.

Cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành mục tiêu phát triển KT-XH theo đề xuất của Chính phủ, cũng như các chỉ tiêu chủ yếu, và nhấn mạnh 8 nhóm giải pháp cần thực hiện để thực hiện được mục tiêu và các chỉ tiêu KT-XH năm tới. Các nhóm giải pháp đó chủ yếu vẫn là: tiếp tục kiềm chế lạm phát, tăng tính ổn định vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ, linh hoạt; kết hợp tốt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, chủ động kiểm soát lạm phát ở mức thấp, ổn định gắn với thúc đẩy tăng trưởng.

Ngoài ra, cũng cần có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý, cần quan tâm về thủ tục vay vốn, bảo lãnh tín dụng; giám sát chặt chẽ các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm quy định của nhà nước, nhất là vấn đề lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng; cho phép cơ cấu lại nợ các khoản vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận cả ngày về các nội dung báo cáo, thẩm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2012, kế hoạch năm 2013; về tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2012, dự toán năm 2013.

 Bảo Cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.