Hạnh phúc không phải là do thời đại làm nên
tin liên quan
8.3, phụ nữ không liễu yếu đào tơ: Cô gái Mong Manh đội xe máy lên đầuBây giờ khi ở cùng lứa tuổi và vai trò như ông bố bà mẹ trong phim, tôi mới nhận ra rằng cái làm nên sức hút và giá trị của bộ phim không phải là những hình ảnh thơ mộng mà chính là những giá trị tốt đẹp của một gia đình, những ứng xử giữa bố và mẹ, giữa bố mẹ và con cái.
Dù bối cảnh là nông thôn nước Mỹ cách đây hơn một thế kỷ nhưng những giá trị cốt lõi tạo nên một gia đình hạnh phúc được tôn vinh trong bộ phim có vẻ vẫn không hề lạc hậu, và sẽ không bao giờ lạc hậu.
|
Gia đình Ingalls nằm trong số những người tiên phong khai phá miền Tây nước Mỹ. Cuộc sống của họ theo như cô con gái Laura Ingalls kể lại trong nhật ký là vô vàn khó khăn, nhưng cũng vô vàn hạnh phúc. Ông Ingalls làm trụ cột kinh tế của gia đình với nghề thợ mộc, làm nông và săn bắn thêm. Bà Ingalls ở nhà nội trợ và giúp chồng ở mọi hoạt động bà có thể. Khi ông Ingalls cày ruộng trồng lúa mì thì bà là người dắt ngựa cho chồng. Ông Ingalls sửa sang chuồng ngựa, gia cố cửa ngõ, mái nhà thì bà lo bếp núc, con cái. Những lúc ông Ingalls đi xa để kiếm tiền, bà toàn tâm quán xuyến mọi việc. Họ sắp xếp cuộc sống, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn và cùng nhau hưởng thụ những phút giây hạnh phúc, theo đúng kiểu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
Hạnh phúc của họ không phải là do thời đại làm nên, bởi vì không phải gia đình nào cũng được như vậy. Không phải người phụ nữ Mỹ cuối thế kỷ 19 nào cũng có được niềm hạnh phúc như bà Ingalls, bởi vì giai đoạn ấy người ta vẫn còn đấu tranh để đòi những quyền cơ bản về chính trị và xã hội cho phụ nữ. Cũng trong bối cảnh này, Đảng Xã hội ở Mỹ và các nước châu Âu tổ chức “ngày Phụ nữ” đầu tiên, là tiền thân của ngày Quốc tế Phụ nữ sau này, để tôn vinh những người phụ nữ và đòi các quyền bầu cử và cơ hội việc làm bình đằng cho họ. Điều này cho thấy vai trò của người phụ nữ vẫn chưa được công nhận trong bối cảnh xã hội đó.
tin liên quan
8.3, người phụ nữ 'có tầm ảnh hưởng': 'Tam tòng tứ đức' hoài cũng không được!Ông yêu thương, trân trọng tất cả những đóng góp của bà trong việc chăm sóc nhà cửa và con cái. Ông làm cho bà cảm nhận chắc chắn rằng bà là một phần quan trọng mà nếu thiếu đi thì mọi cố gắng của ông cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Họ ngầm mặc định với nhau rằng nếu ông là một cái xương sống cho gia đình có thể đứng vững thì bà chính là trái tim để giữ nhịp sống cho tổ ấm của mình.
Ngày nay, ở hầu hết các nơi trên thế giới phụ nụ nữ không còn phải đòi các quyền bình đẳng về chính trị và xã hội nữa. Phụ nữ được tham gia chính trị như nam giới, miễn là có năng lực và tận dụng được các cơ hội. Sự tham gia của phụ nữ vào nền kinh tế cũng giúp đời sống thay đổi tốt lên nhiều. Thậm chí trong xã hội Việt Nam bây giờ chúng ta đã quen với việc cả hai vợ chồng đều làm việc, đều đóng góp vào kinh tế hơn là hình ảnh những người phụ nữ chỉ quanh quẩn việc nội trợ và phụ thuộc kinh tế vào người chồng.
Những bó hoa ngày Phụ nữ là một trò đùa?
tin liên quan
Tranh luận ngày 8.3: Phụ nữ nên ở nhà hay đi làm?Tôi thấy có một sự thiệt thòi. Sự thiệt thòi mà những bông hoa, những món quà, những ồn ào của những “ngày tôn vinh phụ nữ” không thể nào bù đắp.
Tôi thấy những người bạn mệt nhoài, kiệt sức sau những ngày dài làm việc, rồi bếp núc, lau dọn, rồi con cái. Tôi khâm phục họ vì bản thân tôi không có đủ năng lượng cho tất cả chừng ấy việc. Tôi thấy những người chị căng thẳng, phập phồng dõi theo bước chân của các đấng ông chồng xem có ghé vào “bến” nào đó khác trước khi về nhà hay không. Tôi thật sự thấy thương họ vì bản thân tôi không bao giờ có đủ kiên nhẫn và bao dung để chấp nhận việc đó, dù chỉ là “nghi ngờ”.
|
Tôi cũng thấy những người em bận bịu, rối bời bao nhiêu việc trong ngoài, đành khất lại buổi cà phê cuối tuần với bạn bè, trong khi các đức ông chồng thì hằng ngày vẫn vô tư đi nhậu “mở rộng quan hệ” hay đi tập thể thao “nâng cao sức khoẻ”. Nghĩ tới những bất công này, tôi thấy mấy bông hoa gói trong giấy bóng được tặng cho các chị em trong “Ngày Phụ Nữ” chẳng khác gì những trò đùa.
tin liên quan
Mẹ đơn thân 'nhìn giống con trai' chạy Grab nuôi con, tìm thấy tình yêuCó hai lý do được đưa ra. Thứ nhất, họ không muốn bị coi thường. Có nghĩa là phụ nữ không làm ra tiền, không góp phần “xây nhà” thì dễ bị coi thường, cho dù những cố gắng để “giữ tổ” của họ cũng đã là công sức quá phi thường. Thứ hai, là họ không có niềm tin tuyệt đối vào sự vững chãi của gia đình, của tổ ấm mà họ đang cư ngụ. Độc lập về kinh tế cũng có nghĩa là “phòng khi…”. Cả hai lý do đều nghe buồn quá.
Phụ nữ tham gia vào kinh tế thì đời sống vật chất nói chung sẽ khá hơn nhiều. Nhưng nhiều khi những ngôi nhà to không làm nên những gia đình trọn vẹn.
Những bà nội trợ vui vẻ ở xứ Ả rập
tin liên quan
Mẹ GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn: 'Mong con nên người, không cầu danh vọng'Tôi tưởng tượng những đứa trẻ như thế lớn lên sẽ coi ông bà như cha mẹ, còn cha mẹ như những người họ hàng. Cũng lại là những “ngôi nhà” có thể to hơn nhưng “tổ ấm” thì chưa được trọn vẹn cho lắm.
Isha là một phụ nữ Ấn Độ trẻ sống cách tôi vài tòa nhà. Tôi có thiện cảm với cô ấy ngay từ lần gặp đầu tiên bởi vẻ từ tốn, dịu dàng, nụ cười đẹp và cả gương mặt sáng lên của một người hạnh phúc. Cả hai vợ chồng đều là những kỹ sư công nghệ thông tin. Lúc còn ở Ấn Độ cả hai đều đi làm, nhưng từ khi đến đây và sinh hai đứa con thì Isha chọn ở nhà chăm con để chồng đi làm.
Đây là một lựa chọn phổ biến ở môi trường xã hội này, và cũng rất tự nhiên bởi Isha dĩ nhiên tốt hơn chồng trong vai trò nội trợ và chăm con cái. Khi tôi đến nhà Isha chơi chỉ vài ngày sau Lễ tình nhân, thấy một bông hồng bọc giấy kiếng trên bàn, tôi trêu Isha về sự lãng mạn như thế này của những cặp vợ chồng cưới nhau đã hơn 10 năm. Isha liền xua tay bảo “Không, cái đấy không phải của em mà cũng không liên quan gì đến ngày Valentine đâu. Em chẳng tin vào mấy trò đấy đâu. Chỉ cần cuối tuần nào về ông xã em cũng tỏ ra biết ơn em đã thu vén chuyện nhà, tỏ ra áy náy đã để em vất vả. Chỉ cần những lúc em cảm thấy bất ổn, nhấc máy gọi thì ông xã em có thể bỏ mọi việc để chạy về, thì em cần mấy bông hoa kia để làm gì”.
|
tin liên quan
Công nghệ 'giải phóng' phụ nữ khỏi việc nhàDĩ nhiên trong thời đại này chẳng ai khuyến khích phụ nữ hãy chỉ làm những người nội trợ. Họ cũng cần được đi làm, cần được cống hiến theo khả năng, cần có đời sống xã hội. Nhưng các bà vợ cũng nên nhớ rằng công cuộc đòi bình đẳng cho phụ nữ không phải cuối cùng chỉ để đem thêm việc, thêm gánh nặng “xây nhà” trong khi nhiệm vụ xây tổ vẫn mãi là “thiên chức” riêng của những người phụ nữ. Khi cả hai người đều tham gia xây nhà, thì việc giữ tổ ấm cũng phải được chia sẻ, phải là những nỗ lực từ cả hai phía.
Các đức ông chồng cũng nên nhớ rằng sức lực mấy bà vợ phi thường lắm miễn là các ông làm thế nào cho các bà vợ cảm thấy mình được trân trọng đúng mức. Nếu không, chúng ta đang có những ngôi nhà ngày càng to ra và những tổ ấm thì ngày càng mong manh đi.
Bình luận (0)