Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Biến thể Omicron: Bài học đắt giá cho việc tập trung vắc xin ở các nước giàu; Lợi ích tuyệt vời của ly trà chanh gừng nóng vào mùa đông; Bệnh tiểu đường tác động đến da thế nào?...
Đau có làm tăng huyết áp không?
Những cơn đau cấp tính, tức những cơn đau xảy ra trong thời gian ngắn, có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Trong khi đó, những cơn đau mạn tính có thể khiến huyết áp tăng thường xuyên và dẫn đến cao huyết áp.
Đau cấp tính là những cơn đau xảy ra trong khoảng thời gian ngắn. Đó là những cơn đau do chấn thương, đau bụng, đau họng, đau mỏi vai gáy…
Đau mạn tính có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp |
SHUTTERSTOCK |
Những cơn đau cấp tính có thể khiến huyết áo tăng cao, ngay cả với người khỏe mạnh. Điều này thường không đáng lo ngại do huyết áp chỉ tăng trong khoảng thời gian ngắn, Newsbreak dẫn lời bác sĩ Keith Roach, chuyên gia tại Trường cao đẳng Y tế Weill Cornell (Mỹ).
Khi bị đau, hệ thần kinh giao cảm sẽ hoạt động mạnh, giải phóng các hoóc môn khiến tim đập nhanh và động mạch co lại. Tất cả những hiện tượng này đều khiến huyết áp tăng đột ngột. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 3.12.
Biến thể Omicron: Bài học đắt giá cho việc tập trung vắc xin ở các nước giàu
Các quốc gia giàu có không thể nói rằng họ không được cảnh báo.
Hầu như ngày nào còn Covid-19 thì các nhà khoa học, học giả và các nhà vận động vẫn luôn liên tục kêu gọi các quốc gia giàu có chia sẻ vắc xin trên toàn thế giới - không chỉ để bảo vệ người dân ở những quốc gia đó, mà còn để giảm nguy cơ xuất hiện các biến thể đột biến mới, có thể kháng lại vắc xin - cho tất cả mọi người.
Một cách để khắc phục sự bất bình đẳng là các nước giàu đã có đủ vắc xin nên dành sự ưu tiên cho các nước nghèo trong danh sách phân phối vắc xin của nhà sản xuất |
SHUTTERSTOCK |
Những người lên tiếng báo động đã lặp đi lặp lại: Không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn!
Bất chấp những cảnh báo này, đây chính xác là những gì đã xảy ra, một số chuyên gia cho biết. Các biến thể Omicron mới xuất hiện ở miền nam châu Phi với một số lượng lớn các đột biến mà các chuyên gia cho rằng có thể cho phép nó lây truyền dễ dàng hơn và có thể làm giảm khả năng miễn dịch hiện có.
Chuyên gia Andrea Taylor, phó giám đốc chương trình cung cấp vắc xin toàn cầu của Trung tâm Cải tiến Y tế Toàn cầu Duke, cho biết: “Châu Phi giờ đây thực sự là một siêu ổ dịch”. Những chia sẻ tiếp theo của các chuyên gia sẽ có trên trang sức khỏe ngày 3.12.
Lợi ích tuyệt vời của ly trà chanh gừng nóng vào mùa đông
Nếu chứng khó tiêu mạn tính khiến bạn thức khuya hơn, một tách trà chanh gừng có thể là liều thuốc tuyệt vời trước khi bạn đi ngủ.
Làm dịu chứng khó tiêu. Gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian, có thể làm tăng khả năng tiêu hóa.
Hơn nữa, chanh có chứa hợp chất limonene giúp đẩy nhanh đường đi của thức ăn dọc theo đường tiêu hóa và làm dịu cảm giác no khó chịu.
Trà chanh gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó tiêu |
SHUTTERSTOCK |
Giảm cảm giác buồn nôn. Gừng từ lâu được biết đến là có khả năng giảm buồn nôn. Theo nghiên cứu, sử dụng 1 - 1,5 gram gừng mỗi ngày có tác dụng chống buồn nôn. Gingerol là hợp chất chính của gừng giúp giảm buồn nôn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm lợi ích trà chanh gừng nóng!
Bình luận (0)