(iHay) Nếu người Kinh không thể thiếu bánh chưng, bánh tét trong mâm cỗ ngày Tết thì người Mông phải có bánh dày để cúng tổ tiên và đất trời.
>> Món tết cho người béo phì
>> Thử làm món Tết hấp dẫn của Singapore
|
Chúng tôi có dịp đặt chân lên huyện miền núi Kỳ Sơn, miền tây Nghệ An và được thưởng thức món bánh nếp đầy ấn tượng của người Mông trong không khí se lạnh của những ngày giáp Tết.
Theo lời giới thiệu của người dân địa phương, món bánh nếp của người Mông (người dân thường gọi là bánh Mông) được làm hết sức công phu bằng việc chọn lựa loại gạo nếp ngon nhất sau đó đồ lên sao cho vừa chín tới. Tiếp đến, những người trong gia đình phải thay nhau giã thật nhuyễn và bọc lại bằng lá chuối tươi.
Bánh Mông thường có hai loại là bánh nếp thường và bánh nếp cẩm. Hai loại bánh có hai màu sắc khác nhau và cũng mang hương vị rất đặc trưng của từng loại nếp.
Để thưởng thức bánh Mông, trước hết ta phải cắt thành từng miếng, thường là cắt ra thành từng thanh dài sau đó chiên qua. Chất lượng bánh Mông có thể nhận ra ở độ phồng của bánh. Chiếc bánh nào càng phồng to chứng tỏ được giã rất kỹ.
|
Bánh Mông nên thưởng thức khi còn nóng và nhớ có thêm một chén nước mắm ngon hoặc một đĩa tương ớt. Đưa bánh lên miệng cắn, bên ngoài giòn tan và bên trong mềm dẻo khiến ai cũng ăn chậm lại để cảm nhận độ ngon của bánh.
Bánh Mông là món ăn phổ biến của người dân khu vực này và tất nhiên một vị khách ở xa đến cũng sẽ được mời thưởng thức loại bánh này. Bạn cũng có thể mua bánh Mông về làm quà bởi bánh có thể để được trong ít nhất 3 ngày với thời tiết se lạnh như thế này.
Có lẽ sau lần thưởng thức món bánh nếp của người Mông, tôi sẽ thử một lần làm bánh để mời bạn bè thưởng thức như một cách mang hương vị của miền sơn cước miền tây xứ Nghệ tới mọi người.
Bài, ảnh: Tuệ Minh
>> Ngon khó cưỡng bánh xèo phố núi
>> Thơm mềm bánh ít lá gai
>> Làm bánh sôcôla đắng rượu rum đón Giáng sinh
>> Bánh tày nồng ệp cho nỗi nhớ cuối năm
>> Ngon 'nhức răng' bánh tráng cuốn thịt heo Đại Lộc
>> Sống trong cái bánh lớn nhất Trái đất
>> Làm bánh khúc cây đón Giáng sinh
>> Xuýt xoa bánh trôi tàu phố cổ Hà Nội
>> Nếm bánh 'hoa' giữa mùa tam giác mạch
Bình luận (0)