Trong quá trình tác nghiệp, tôi quen thân với những người làm nghề xe ôm, xích lô ở khu chợ Bến Thành (Q.1). Họ là những người Sài Gòn phóng khoáng, chịu chơi thứ thiệt. Cái nghề của họ chỉ đủ cơm cháo qua ngày nhưng tuyệt nhiên không sa ngã, làm chuyện bậy bạ. Như ông Hai xích lô, đêm đạp xe miết tới rạng sáng mới lững thững trở về; ban ngày đi đấm bóp, bấm huyệt kiếm thêm. Ông Châu xe ôm đêm làm bảo vệ, ngày vẫn đậu xe ngay góc Lê Lai - Phạm Hồng Thái (Q.1) chờ khách.
|
Trở lại câu chuyện nghèo là “được quyền” tiêu cực. Trước tiên phải nói đến trình độ, khối lượng công việc của họ thế nào? Họ đã hoàn thành công việc chưa, hay là chuyến nào cũng “kiếm thêm” bằng cách thông đồng với “cò”, nhân viên nhà ga để khách đi vé lụi? Một số nhân viên nại lý do cho khách đi vé lụi là vì “thương người”. Có thể ban đầu, nhân viên đường sắt chỉ có hành vi nhường ghế, nay chuyển sang sắp luôn ghế trống cho khách mua vé lụi vì lợi nhuận. Một nhân viên nhận vài khách, một đoàn tàu vài chục khách, một ngày tổng cộng các chuyến tàu phải vài trăm khách. Vậy nhà nước thất thu không hề nhỏ.
Sau những ngày tác nghiệp, tôi bỗng thấy yêu thích những chuyến tàu. Tiếng kêu xình xịch vang lên, con tàu lướt qua thành phố ồn ào, rồi vượt qua thôn quê, xuyên từng cánh rừng... đó quả là một trải nghiệm thú vị. Vì thế, tôi cho rằng đây là loại phương tiện vẫn được nhiều người ưa chuộng. Chẳng qua vì sự tụt hậu, sự nhũng nhiễu tiêu cực đã làm những chuyến tàu dần vắng bóng khách…
Bình luận (0)