Nghị sĩ gây phẫn nộ vì cho rằng vợ từ chối gần gũi là bạo hành

27/07/2017 20:32 GMT+7

Một nghị sĩ Malaysia đã bị chỉ trích dữ dội sau khi nêu quan điểm cho rằng vợ từ chối chuyện gần gũi chồng có thể xem một hình thức “bạo hành tinh thần và tâm lý”.

Hãng tin BBC ngày 27.7 đưa tin hôm trước đó, tại một phiên thảo luận các sửa đổi đối với luật chống bạo hành gia đình tại quốc hội Malaysia, nghị sĩ Che Mohamad Zulkifly Jusoh của liên minh cầm quyền Mặt trận Dân tộc cho rằng những ông chồng, dù ít khi bị bạo hành về thể xác nhưng lại thường chịu đựng bạo hành về tinh thần.
Ông nói: “Dù đàn ông thường khỏe hơn vợ nhưng có nhiều trường hợp các bà vợ gây tổn thương và bạo hành chồng họ theo cách cùng cực. Người vợ chửi bới chồng là bạo hành tinh thần. Họ lăng mạ và từ chối nhu cầu tình dục của chồng, tất cả đều là những kiểu bạo hành tâm lý và tinh thần”.

tin liên quan

Úc sắp có thượng nghị sĩ 22 tuổi
Chàng sinh viên ngồi xe lăn Jordon Steele-John (ảnh) đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành thượng nghị sĩ trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Úc. 
Thậm chí ông còn nói rằng vợ không cho phép chồng người Hồi giáo cưới vợ hai cũng là bạo hành tinh thần. Theo luật hồi giáo, đàn ông đạo Hồi có thể lấy đến bốn vợ.
Phát ngôn của ông Che ngay lập tức gây phẫn nộ cho nhiều người bao gồm nhà vận động nữ quyền Marina Mahathir, con gái của cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed.
Hãng tin AFP dẫn lời Marina Mahathir: “Đây là quan niệm lỗi thời nếu bạn cho rằng khi bạn cưới một phụ nữ, bạn sở hữu cơ thể của cô ấy. Phụ nữ có quyền nói “không” với tình dục. Thật vô lý khi nói rằng đàn ông bị bạo hành nếu phụ nữ từ chối chuyện chăn gối”
Nhiều người sử dụng Facebook cũng chỉ trích tư tưởng “thời nguyên thủy” của ông Che.
“Các nhà làm luật cần giải quyết vấn đề xã hội và tham nhũng trước, rồi sau đó, có thể trở thành những chuyên gia trị liệu tình dục”, cư dân mạng Sharkawi Lu viết.
“Phụ nữ không phải là công cụ tình duc. Bạn cần tôn trọng và chia sẻ những cảm xúc của họ. Và việc lấy bốn vợ thật là bệnh hoạn. Phụ nữ có thể được lấy bốn chồng không?”, Gopenatan Madaven, một cư dân mạng khác, bày tỏ bức xúc.
Trong khi đó, cư dân mạng Rachel Khoo lại bày tỏ nghi ngờ uy tín của chính phủ. “Tại sao chúng ta phải trả lương cho những người chưa được khai hóa như vậy để họ đại diện cho đất nước”, Rachel Khoo viết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.