Nghiên cứu văn hóa Chăm tại xứ Quảng

01/07/2014 11:01 GMT+7

(TNO) Lần đầu tiên tại Quảng Nam và Đà Nẵng có đợt nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn quy mô lớn về văn hóa phi vật thể của người Chăm trong khuôn khổ dự án nâng cao năng lực bảo tồn, bảo tàng các di sản ở Campuchia, Lào, Việt Nam.

(TNO) Lần đầu tiên tại Quảng Nam và Đà Nẵng có đợt nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn quy mô lớn về văn hóa phi vật thể của người Chăm trong khuôn khổ dự án nâng cao năng lực bảo tồn, bảo tàng các di sản ở Campuchia, Lào, Việt Nam.


Trình diễn vũ điệu Chăm tại khu đền tháp Mỹ Sơn 

Ngày 1.7, Ban quản lý Di tích và du lịch Mỹ Sơn (Quảng Nam) cho biết dự án “Nghiên cứu và trưng bày lưu động tại cộng đồng: Vết tích văn hóa Chăm trong văn hóa người Việt tại một số ngôi làng khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng” đã chính thức khởi động với đợt sưu tầm, nghiên cứu tư liệu hóa các lễ hội, nghi thức và gặp gỡ nghệ nhân ở một số ngôi làng, di tích nổi tiếng.

Chương trình do Ban quản lý Di tích và du lịch Mỹ Sơn và Bảo tàng điêu khắc Chăm (Đà Nẵng) phối hợp triển khai, kéo dài từ tháng 6.2014 đến tháng 2.2015.

Dự án do UNESCO tài trợ, trong khuôn khổ chương trình Dự án nâng cao năng lực bảo tồn, bảo tàng các di sản ở Campuchia, Lào, Việt Nam.

Kết thúc đợt sưu tầm, tư liệu hóa các lễ hội, nghi thức…, các nhóm nghiên cứu của dự án sẽ triển khai trưng bày giới thiệu công chúng để tạo sự hiểu biết của cộng đồng về quá trình tiếp biến, cộng cư giữa người Việt/Kinh và Chăm.

Những địa chỉ tập trung nghiên cứu gồm: các lăng Bà Thu Bồn, phường Rạnh, phường Chào, Mạc Thị Giai và di tích Hương Quế, miếu Bà Chiêm Sơn… (Quảng Nam), di tích ở Khuê Trung, Phong Lệ, Quá Giáng, An Sơn… (Đà Nẵng).

Tin, ảnh: H.X.Huỳnh

>> Đất Ninh Thuận, người Chăm, và lễ hội Ramuwan...
>> Lễ hội Ka tê của người Chăm Bình Thuận
>> Người Chăm tham gia Chương trình kỳ học văn hóa
>> Tháng phim Mỹ Sơn nhân 15 năm công nhận di sản văn hóa thế giới
>> Hội An và Angkor Wat quảng bá di sản cho nhau

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.