Ngô Hồng Quang đưa âm nhạc của người Tày, Nùng, H'Mông, Chăm... vào đĩa than 'Rạng đông'

14/04/2024 19:00 GMT+7

Khác với những album trước - phần lớn các tác phẩm là sự tổng hợp nhiều thể loại âm nhạc truyền thống của Việt Nam, ở đĩa than 'Rạng đông', nghệ sĩ Ngô Hồng Quang giới thiệu âm nhạc của người Tày, Nùng, Pa Dí, Xá, H'Mông, Chăm.

Và theo Ngô Hồng Quang, Rạng đông như là khởi đầu cho một chuyến du ngoạn văn hóa miền sơn cước thông qua ngôn ngữ âm nhạc đương đại đầy màu sắc.

Ngô Hồng Quang cho biết, Rạng đông là tên một sáng tác mới trong album, cũng là một hình ảnh biểu đạt ý niệm về một ngày mới, một sự khởi đầu mới, những sự sinh sôi nảy nở vừa mới bắt đầu, những nguồn năng lượng tích cực mới hay cũng là những ước mơ vươn tới sự hưởng thượng, khát khao sức sống mãnh liệt để vượt thắng mọi khó khăn trong cuộc sống của những người dân bản địa tại miền núi cao hiểm trở

Ngô Hồng Quang cho biết, Rạng đông là tên một sáng tác mới trong album, cũng là một hình ảnh biểu đạt ý niệm về một ngày mới, một sự khởi đầu mới, những sự sinh sôi nảy nở vừa mới bắt đầu, những nguồn năng lượng tích cực mới hay cũng là những ước mơ vươn tới sự hưởng thượng, khát khao sức sống mãnh liệt để vượt thắng mọi khó khăn trong cuộc sống của những người dân bản địa tại miền núi cao hiểm trở

Thiên Anh

Ngô Hồng Quang cho biết, Rạng đông là một album ghi lại những cảm xúc riêng biệt của anh sau nhiều lần đi điền dã tới những vùng đất mới lạ nhưng vô cùng quen thuộc của Việt Nam, từ Đông qua Tây Bắc và kéo dài tới vùng duyên hải Nam Trung bộ. 

"Trong không gian bao la rộng lớn ấy, mỗi một khu rừng tôi băng qua, mỗi một ngọn núi tôi vươn tới, từng câu chuyện, tiếng đàn, khúc ru tôi được nghe hay từng con người giản dị trong những ngôi nhà nhỏ trình tường nằm trên những bản làng mãi tận phía đằng xa ấy mà tôi từng gặp là một dấu ấn thực sự khó quên, kết nối hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh cuộc sống, thiên nhiên sinh động đầy màu sắc mà tôi muốn lưu giữ lại bằng tình yêu chân thực và cách biểu đạt âm nhạc riêng biệt của mình", anh chia sẻ.

Ngô Hồng Quang đưa âm nhạc của người Tày, Nùng, H'Mông, Chăm... vào đĩa than 'Rạng đông'- Ảnh 2.

Ngô Hồng Quang "rất hãnh diện vì đĩa nhạc này không có âm thanh điện tử nào. Tôi hy vọng và rất mong muốn sớm có những buổi diễn ở Việt Nam"

Thiên Anh

Rạng đông ra mắt đầu tiên với định dạng đĩa than (được mix, master - hậu kỳ tại Pháp, phát hành 200 bản); khoảng 1 tháng sau sẽ ra mắt định dạng CD (vật lý) và tiếp đến mới phát hành trên các nền tảng số. Album có 7 tác phẩm: Tiếng lượn nhắn người phương xa (mang âm hưởng dân ca Tày), Theo anh nhé (phát triển giai điệu dân tộc Pa Dí), Rạng đông (với chất liệu âm nhạc của người Chăm), Giấc mơ trên lưng, Tiễn bạn, Phận cái duyên (mang màu sắc âm nhạc của người H'Mông, anh sẽ phát hành MV cho bài hát này), Sli sình làng (từ dân ca Nùng).

Trong album này, cùng biểu diễn nhạc cụ với các nghệ sĩ Việt Nam (có cả nghệ sĩ người H'Mông) là các nghệ sĩ người Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp. 

Ngô Hồng Quang cho biết thêm, anh cũng có những buổi biểu diễn tại nơi mình đến để hát cho bà con nghe. "Trong dịp biểu diễn ở Đồng Văn, bà con đến nghe đông lắm, họ ngạc nhiên và ồ lên vì không nghĩ lại có người Kinh làm việc này cho âm nhạc của dân tộc mình". Anh kể, khi anh ghé vào tai hát cho một cụ bà (khoảng 80 tuổi) người H'Mông nghe, ban đầu bà khóc, rồi sau 2-3 phút bà bỗng cười, và rồi khóc lại... "Bà bảo, giai điệu bài hát làm cho bà nhớ ký ức nào đó của mình, nên vừa buồn, rồi lại thấy vui, cứ thế cảm xúc lẫn lộn trong bà khi nghe tôi hát bên tai...", anh nói và cho biết tên bài hát đó là Gọi em.

Ngô Hồng Quang biểu diễn tác phẩm Gọi em

Dịp này, anh thông tin thêm sắp ra mắt dự án Về Kinh Bắc và công bố thành lập nhóm nhạc Thiên Thanh, với nguyện vọng nâng tầm giá trị âm nhạc truyền thống Việt Nam bằng hơi thở và ngôn ngữ âm nhạc đương đại. Như anh chia sẻ, tùy theo từng dự án âm nhạc mà nhóm có các hình thức biểu diễn khác nhau và thay đổi về các loại nhạc cụ trình diễn: có thể có những tác phẩm nước ngoài chơi bằng nhạc cụ dân tộc, những phần trình diễn sử dụng nhạc cụ phương Tây tạo sự cộng hưởng và giao thoa văn hóa, âm nhạc với các nước trên thế giới, nhưng vẫn mang đậm yếu tố âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang sinh năm 1983 tại Hải Dương. Anh theo học khoa Nhạc cụ dân tộc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam từ năm 1994. Sau khi tốt nghiệp - năm 2006, anh giảng dạy tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam từ năm 2006 - 2009. Anh nhận học bổng của Học viện Âm nhạc Hoàng gia Hà Lan về sáng tác âm nhạc hiện đại trong thời gian 2 năm (2010 - 2012). Năm 2014, anh gửi dự án Nghiên cứu văn hóa Mông, khía cạnh ngôn ngữ, âm nhạc sang Học viện Âm nhạc Hoàng gia Hà Lan rồi nhận được học bổng khóa học sáng tác nhạc đương đại và tốt nghiệp xuất sắc 2 năm sau đó.

Sau một thời gian dài hoạt động nghệ thuật tại Hà Lan, cuối năm 2023, nghệ sĩ Ngô Hồng Quang đã trở về Hà Nội để trải nghiệm thêm về đời sống âm nhạc tại quê hương...

Anh hài hước bảo rằng,

Anh hài hước bảo rằng, "không biết kiếp trước tôi có phải người H'Mông không mà kiếp này cứ lên trên ấy thì thế nào cũng nảy ra nhiều điều..."

Thiên Anh

Anh là một trong số ít nghệ sĩ Việt Nam có thể chơi được nhiều nhạc cụ: đàn bầu, đàn nhị, đàn tính, đàn k’ny, đàn môi… Và theo nghệ sĩ gốc Việt Nguyên Lê, "Ngô Hồng Quang là một biểu tượng lớn trong số “những nhạc sĩ dân tộc của ngày hôm nay”, "là người trẻ tuổi, đang khát khao được mở rộng và chia sẻ bản sắc của mình với cả thế giới". Còn bản thân anh nhìn nhận "dù hành trình ấy không ít khó khăn, thử thách nhưng vì đó là con đường tôi chọn với tất cả niềm đam mê của mình, nên tôi luôn cảm thấy đầy hào hứng và rất thích công việc mình đang làm".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.