Ngoại trưởng Mỹ: Bầu cử ở Myanmar là bước đi quan trọng

09/11/2015 13:51 GMT+7

(TNO) Cuộc bầu cử của Myanmar ngày 8.11 được Mỹ đánh giá là bước ngoặt lịch sử nhưng vẫn cho rằng còn khá xa để quốc gia này đạt được một nền dân chủ toàn diện.

(TNO) Cuộc bầu cử của Myanmar ngày 8.11 được Mỹ đánh giá là bước ngoặt lịch sử nhưng vẫn cho rằng còn khá xa để quốc gia này đạt được một nền dân chủ toàn diện.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: ReutersNgoại trưởng Mỹ John Kerry gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: Reuters
Ngày 8.11, lần đầu tiên hàng triệu người Myanmar đi bầu cử, một sự kiện lịch sử được nhiều nước, đặc biệt là Mỹ và phương Tây rất quan tâm. Washington xem đây là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi trong lịch sử Myanmar.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gọi cuộc bầu cử quốc hội Myanmar lần đầu tiên có sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập là “một minh chứng cho lòng dũng cảm và hy sinh của người dân nước này trong nhiều thập niên’, theo AFP.
“Cuộc bầu cử là một bước đi quan trọng đến hòa bình, thịnh vượng và dân chủ cho người dân Myanmar”, ông Kerry phát biểu.
Quân đội kiểm soát gần như hoàn toàn đất nước này trong một thời gian dài, chỉ đồng ý mở đường cho cải cách chính trị từ năm 2011 và cuộc bầu cử này là kết quả có thể nhìn thấy của cuộc cải cách chính trị ở Myanmar.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ quan ngại cuộc cải cách đó sẽ không đi xa và Myanmar khó đạt được nền dân chủ thực sự nếu tiếp tục tồn tại những cản trở chính trị.
“Cuộc bầu cử là bước đi quan trọng để Myanmar đi tiếp về phía trước, nhưng chúng ta cũng thấy rằng còn quá xa để đạt sự hoàn hảo của nền dân chủ”, ông Kerry đưa ra nhận định.
Ông Kerry cũng quan ngại sự phân biệt đối xử và bó hẹp quyền bầu cử đối với một số tộc người thiểu số ở Myanmar, đặc biệt là nhóm người Rohingya Hồi giáo và việc loại bỏ “tùy hứng” bất kỳ ứng viên tranh cử của đảng phái nào.
“Chúng ta tiếp tục theo dõi việc kiểm phiếu và khuyến khích các bên đảm bảo công bằng và tin cậy. Mọi khiếu nại được giải quyết nhanh chóng và công bằng”, ông phát biểu và nói thêm rằng Mỹ vẫn luôn duy trì cam kết ủng hộ người dân Myanmar đeo đuổi nền dân chủ và hòa giải dân tộc để tiếp tục phát triển.
Cuộc bầu cử thu hút khoảng 80% cử tri đi bầu với sự giám sát của các quan sát viên quốc tế. Công việc kiểm phiếu đang được tiến hành với nhiều kỳ vọng chiến thắng của đảng đối lập, đảng của bà Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình và rất được Washington ủng hộ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.