Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Cuba kể từ 1945: Danh nghĩa đi trước thực chất

15/08/2015 08:46 GMT+7

Ngày 14.8, Mỹ chính thức mở lại Đại sứ quán ở thủ đô Habana của Cuba sau 54 năm, với sự tham dự của Ngoại trưởng John Kerry.

Ngày 14.8, Mỹ chính thức mở lại Đại sứ quán ở thủ đô Habana của Cuba sau 54 năm, với sự tham dự của Ngoại trưởng John Kerry.

Cờ Mỹ được kéo lên tại Đại sứ quán Mỹ ở Havana ngày 14.8.2015 - Ảnh: Reuters
Sự kiện này cùng với chuyến công du Cuba của ông Kerry đánh dấu hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ song phương.
Ông còn là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Cuba kể từ năm 1945. Như thế có thể nói trên danh nghĩa, Mỹ và Cuba đã thiết lập lại quan hệ ngoại giao bình thường. Nhưng thực chất, 2 nước vẫn còn phải cùng nhau làm rất nhiều việc, vượt qua rất nhiều trở ngại, tiếp tục duy trì thiện chí và tăng cường quyết tâm chính trị thì thực chất mới tương xứng với danh nghĩa.
Chỉ cần nhìn vào 2 biểu hiện đúng vào dịp này đã có thể thấy được điều đó. Ông Kerry là đại diện cao cấp nhất của chính phủ Mỹ đến Cuba nhưng lại không có chương trình làm việc với lãnh đạo Cuba.
Trước đó, lãnh tụ Cuba Fidel Castro còn công khai nhắc nhở rằng “Mỹ nợ Cuba rất nhiều”. Quan hệ ngoại giao tuy đã được bình thường hóa nhưng Mỹ vẫn chưa xóa bỏ những biện pháp bao vây cấm vận Cuba. Chừng nào tình trạng này còn tồn tại thì quan hệ Cuba - Mỹ chưa thể thực sự bình thường.
Quá trình bình thường hóa quan hệ Cuba - Mỹ khởi động rất bất ngờ và diễn biến nhanh chóng. Với sự khai trương trở lại đại sứ quán của nước này ở nước kia, quá trình này đã trở nên không thể bị đảo ngược. Tuy nhiên, từ bình thường hóa trên danh nghĩa đến bình thường hóa thật sự lại là chuyện khác, khó khăn phức tạp không kém và sẽ kéo dài hơn. Nó đòi hỏi cả hai phía phải tiếp tục vượt lên chính mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.