Hai bên sẽ duy trì tiếp xúc và đối thoại về quân sự - đó là thông điệp chính từ chuyến thăm của ông Hagel. Thông điệp này phải được hiểu theo hướng Trung Quốc dẫu có tăng ngân sách quốc phòng và đẩy mạnh vũ trang quân đội cũng như tiếp tục hành xử như trước đến nay ở vùng biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á thì Mỹ cũng sẽ không vì thế mà căng thẳng với Trung Quốc. Tương tự, Mỹ có tiếp tục triển khai điều chỉnh chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương và thắt chặt quan hệ đồng minh chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và các đối tác khác nữa thì Trung Quốc cũng sẽ không vì thế mà đi vào đối đầu với Mỹ.
Về bề ngoài, Mỹ và Trung Quốc tỏ ra dàn hòa với nhau như thế nhưng thực chất vẫn còn rất nghi ngại nhau. Vì thế, cả hai đều chủ động thiện chí gây dựng lòng tin bằng đối thoại chính trị và quân sự. Chỉ như vậy thì cả hai mới tránh được tình huống buộc phải lựa chọn giữa quan hệ song phương và quan hệ của từng bên với các đối tác khác. Vì thế mà chuyến đi Trung Quốc này của ông Hagel vẫn có ý nghĩa quan trọng dù không đạt được kết quả cụ thể.
La Phù
>> Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ: Trung Quốc rất nguy hiểm
>> Bộ trưởng Mỹ, Trung tranh cãi gay gắt về chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư
>> Mỹ: Trung Quốc chớ có hành xử kiểu Crimea tại châu Á
Bình luận (0)