Lợi dụng mối quan hệ thân thiết với nhiều người, lấy lý do cần tiền hợp thức hóa căn nhà số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, ông Vương Hồng Bảo cùng người tình Phạm Thị Hồng (sống như vợ chồng) trong nhiều năm liền đã vay mượn của hàng chục người với số nợ hơn 6 tỉ đồng. Tại bản án sơ thẩm số 392/HSST ngày 11/3/1998, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hồ Chí Minh đã xử phạt Hồng - Bảo tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân" và buộc hai bị cáo phải hoàn trả toàn bộ số tiền nói trên.
Bản án nêu rõ: "Về trách nhiệm dân sự, do ông Vương Hồng Sển cha bị cáo Bảo, đã hủy bỏ tờ di chúc và hiến tất cả cổ vật, sách quý và một phần tài sản thuộc quyền sở hữu của ông cho Nhà nước, nên bị cáo Vương Hồng Bảo chỉ còn được hưởng di sản theo diện thừa kế pháp luật trên phần di sản của mẹ chết để lại theo quy định của Bộ luật Dân sự. Để khắc phục một phần hậu quả, trong giai đoạn thi hành án sẽ phát mãi một phần tài sản mà bị cáo Vương Hồng Bảo được hưởng thừa kế theo pháp luật... cho người bị hại".
Trong phiên phúc thẩm, do bị cáo Bảo bị xuất huyết tiêu hóa chết trong trại giam nên TAND tối cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên hủy một phần bản án, đình chỉ vụ án đối với bị cáo Vương Hồng Bảo về phần hình sự nhưng vẫn giữ nguyên mức phạt Phạm Thị Hồng. Về trách nhiệm dân sự của cả hai vẫn giữ y như bản án sơ thẩm.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, ngày 23/11/1999, Phòng Thi
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống". (Điều 679-680 Bộ luật Dân sự). |
Mọi việc diễn tiến hết sức tốt đẹp. Nhưng rồi, không hiểu vì sao UBND TP Hồ Chí Minh lại không thuận theo hướng giải quyết trên mà ra quyết định thu hồi căn nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật giao cho Sở Văn hóa - Thông tin quản lý, không xem xét đến quyền thừa kế hợp pháp của các cháu nội của ông Vương Hồng Sển. Việc làm này gây bức xúc trong gia đình ông Bảo, nhất là những người bị hại trong vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của ông bà Vương Hồng Bảo - Phạm Thị Hồng. Bởi chấp nhận thực tế như vậy, việc thi hành vụ án này chắc chắn đi vào ngõ cụt...
Giải quyết như thế nào?
Căn cứ hồ sơ, chúng tôi nhận thấy, trước khi mất học giả Vương Hồng Sển đã lập di chúc truất quyền thừa kế của con trai mình là ông Vương Hồng Bảo đối với toàn bộ tài sản của mình, trong đó có căn nhà số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật Q.Bình Thạnh và mang hiến tặng cho Nhà nước.
Ông Vương Hồng Sển chỉ kết hôn một lần duy nhất với bà Nguyễn Kim Chung (đã mất năm 1988) và có một người con duy nhất là Vương Hồng Bảo. Năm 1998, ông Bảo cũng chết trong trại giam Chí Hòa và không để lại di chúc.
Như vậy, theo điều 640 Bộ luật Dân sự: "Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Trong trường hợp di sản chưa được chia, thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.
Trong trường hợp di sản được chia, thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan tổ chức hưởng di sản theo di chúc, thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân".
Như vậy việc UBND TP Hồ Chí Minh ra quyết định tịch thu căn nhà của ông Vương Hồng Sển mà không xem xét đến quyền lợi hợp pháp của ông Bảo là chưa phù hợp với quy định này, dẫn đến những bức xúc của họ là hoàn toàn chính đáng.
Lê Công Sơn
Bình luận (0)